Học sinh sắp tới sẽ được “học nghề” ngay từ tiểu học?

Đây là đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại dự thảo Thông tư quy định công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục.


Hướng nghiệp ngay từ bậc tiểu học cho học sinh?

Cụ thể, theo quy định hiện nay tại Quyết định 68/2008/QĐ-BGDĐT, công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm chỉ đặt ra trong các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp.

Trong khi đó, tại dự thảo này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất mở rộng đối tượng được hướng dẫn thực hiện công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục:

- Trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình phổ thông;

- Các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm và các cơ sở giáo dục có đào tạo giáo viên…

Như vậy, theo dự thảo, công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp được triển khai ngay từ cấp tiểu học.

Tuy vậy, dự thảo cũng khẳng định, nội dung, hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm, khởi nghiệp đảm bảo phù hợp với nhận thức, trình độ và đáp ứng nhu cầu của người học với từng cấp, bậc học; không ảnh hưởng đến khung chương trình giáo dục, đào tạo của các cơ sở giáo dục.

đề xuất cho học sinh tiểu học học nghề
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất cho học sinh tiểu học học nghề (Ảnh minh họa)


Học sinh tiểu học được “học nghề” như thế nào?

Điều 5 dự thảo nêu rõ, với cấp tiểu học, công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm chỉ nhằm mục đích giáo dục học sinh nhận biết một số công việc, nghề nghiệp của cha mẹ, người thân, nghề truyền thống ở địa phương và một số việc làm cơ bản trong xã hội.

Đồng thời, dự thảo cũng quy định, nhiệm vụ hướng nghiệp, tư vấn việc làm đối với học sinh tiểu học được thực hiện thông qua quá trình học tập, rèn luyện, các bài kiểm tra, đánh giá năng lực; việc tổ chức cho học sinh tìm hiểu việc làm tại cộng đồng tối thiểu 01 lần/năm học… nhằm:

- Hướng dẫn học sinh tham gia các công việc thường ngày tại gia đình, nhà trường;

- Rèn luyện, bồi dưỡng cho học sinh các kỹ năng cơ bản như: Quản lý bản thân, kỹ năng xã hội…

Hiện dự thảo đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến đến hết ngày 11/11/2020 tại đây

>> Học sinh tiểu học được rút ngắn thời gian học từ 20/10/2020

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Nhiều đề xuất mới liên quan đến tài khoản định danh điện tử được quy định mới từ 01/7/2024 tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử. Một trong số đó là đề xuất tài khoản định danh mức 2 có tên gọi mới từ 01/7/2024.

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử, ngoài các nội dung về Căn cước điện tử, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử thì một nội dung khác cũng rất đáng chú ý. Đó là đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2. Vậy cụ thể thế nào?