Đề xuất nhiều dịch vụ hỗ trợ người bán dâm hoàn lương

Mới đây, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành dự thảo Thông tư quy định định mức kinh tế, kỹ thuật dịch vụ hỗ trợ người bán dâm tại cộng đồng và cơ sở hỗ trợ xã hội.

Ban hành kèm dự thảo này là 03 dịch vụ hỗ trợ người bán dâm tại cộng đồng và cơ sở hỗ trợ xã hội gồm:

- Thiết lập câu lạc bộ của người bán dâm: Tư vấn cho người bán dâm qua điện thoại hoặc trực tiếp về can thiệp giảm tác hại, phòng chống HIV, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới...

- Tư vấn pháp lý, hỗ trợ tâm lý cho người bán dâm: Giải đáp pháp luật, giúp những người này hiểu rõ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trong đó, nạn nhân bị mua bán vì mục đích mại dâm là người thuộc diện được trợ giúp pháp lý miễn phí.

Do hoạt động mại dâm là bất hợp pháp và bị kỳ thị nên sự mơ hồ về áp lực tâm lý của đối tượng về các vấn đề tâm lý với họ có thể được đưa ra và thảo luận cụ thể.

Theo đó, dự thảo nêu rõ, quy trình tư vấn gồm 05 bước thực hiện qua nhiều buổi tư vấn và tùy thuộc vào thực tế của người bán dâm đang ở giai đoạn nào của quá trình hỗ trợ tâm lý; được bảo mật hoàn thành.

- Hỗ trợ khẩn cấp cho người bán dâm bị bạo lực, bạo hành: Bố trí, sắp xếp chỗ ở đảm bảo an toàn, an ninh trật tự, tránh mọi sự kỳ thị và bảo mật thông tin của người bán dâm trong thời gian tạm lánh; tư vấn tâm lý phục hồi; cung cấp thức ăn, quần áo; khám sức khỏe ban đầu…

Đề xuất hỗ trợ người bán dâm tái hòa nhập cộng đồng
Đề xuất nhiều dịch vụ hỗ trợ người bán dâm hoàn lương
(Ảnh minh họa)

Không chỉ được hỗ trợ 03 dịch vụ nêu tại dự thảo này mà trước đó, tại Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg ban hành ngày 26/4/2014 sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 02/2020/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ cũng thí điểm hỗ trợ cho người bán dâm hoàn lương tại 15 tỉnh, thành phố được vay vốn 20 triệu đồng trong thời hạn 36 tháng đến hết năm 2020 với:

- Lãi suất bằng lãi suất cho hộ nghèo vay;

- Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất cho vay.

Số tiền vay vốn này được sử dụng để mua sắm các loại vật tư, vật nuôi, thức ăn gia súc gia cầm, công cụ lao động, góp vốn kinh doanh với cá nhân, tổ chức khác…

Từ năm 2021 trở đi, thông qua đánh giá kết quả đạt được sẽ xem xét quyết định việc mở rộng trên phạm vi cả nước.

Có thể thấy, do tính chất, đặc trưng công việc nên các chính sách, dịch vụ được hỗ trợ nêu tại dự thảo này đã đáp ứng được nhu cầu thực tế của người bán dâm, hỗ trợ họ trong việc tìm kiếm cơ hội thay đổi cuộc sống. Hiện dự thảo đang được lấy ý kiến đóng góp.

>> Dự kiến tăng gấp đôi mức phạt với người bán dâm, mua dâm

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục