Sẽ hỗ trợ thêm tiền khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động?

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Dự thảo Nghị định về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trong đó đáng chú ý là việc hỗ trợ tiền khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Điều kiện hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp

Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 37/2016/NĐ-CP, người lao động được hỗ trợ chi phí khám bệnh nghề nghiệp phải có đủ 03 điều kiện:

- Đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đủ từ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước tháng đề nghị hỗ trợ;

- Đã được phát hiện bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở khám, chữa bệnh nghề nghiệp đủ điều kiện;

- Người sử dụng lao động thực hiện quan trắc môi trường lao động.

Riêng người lao động đã nghỉ hưu hoặc không còn làm nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp thì khi đi khám phát hiện bệnh phải còn trong thời gian bảo đảm bệnh.

Tuy nhiên, tại Điều 14 Dự thảo Nghị định về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người lao động chỉ còn phải đáp ứng 02 điều kiện:

- Đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đủ từ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước tháng đề nghị hỗ trợ;

- Nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp sau khi khám phát hiện bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh nghề nghiệp và đã được cử đi giám định bệnh nghề nghiệp.

Như vậy, nếu dự thảo này được thông qua, người lao động sẽ có cơ hội tốt hơn để được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của mình.

Hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động

Hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động (Ảnh minh họa)

Mức hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp

Một điểm đáng chú ý khác của dự thảo này ở chỗ, mức hỗ trợ tối đa đối với người lao động khám bệnh nghề nghiệp sẽ là 1/2 mức lương cơ sở/người/lần khám thay vì 1/3 mức lương cơ sở/người/lần khám như hiện nay.

Với những trường hợp thông thường, mức hỗ trợ vẫn duy trì bằng 50% chi phí khám bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá khám bệnh nghề nghiệp tại thời điểm đi khám sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả.

Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.

Hồ sơ đề nghị hỗ trợ

Hiện nay, hồ sơ đề nghị hỗ trợ tiền khám bệnh nghề nghiệp được chia theo từng lao động khác nhau. Cụ thể theo Điều 13 Nghị định 37/2016/NĐ-CP:

* Đối với người đã nghỉ hưu hoặc không còn làm nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp khi đi khám phát hiện bệnh vẫn còn trong thời gian bảo đảm bệnh:

- Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp (theo mẫu);

- Bản sao có chứng thực kết quả quan trắc môi trường lao động trong thời gian người lao động làm việc tại đơn vị có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp (nếu có);

- Hồ sơ xác định mắc bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám, chữa bệnh nghề nghiệp đủ điều kiện;

- Bản sao chứng từ thanh toán các chi phí khám bệnh nghề nghiệp (mang theo bản chính chứng từ thanh toán để đối chiếu với bản sao).

* Các trường hợp còn lại đáp ứng đủ 03 điều kiện nêu trên:

- Văn bản đề nghị hỗ trợ (theo mẫu);

- Bản sao có chứng thực kết quả quan trắc môi trường lao động;

- Hồ sơ xác định mắc bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám, chữa bệnh nghề nghiệp đủ điều kiện.

Sau khi có đủ các giấy tờ nêu trên, người lao động/người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội.

Trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động Thương binh và Xã hội quyết định việc hỗ trợ và cũng trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết hỗ trợ chi phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

>> Chế độ bệnh nghề nghiệp: Điều kiện và mức hưởng năm 2019

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Nhiều đề xuất mới liên quan đến tài khoản định danh điện tử được quy định mới từ 01/7/2024 tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử. Một trong số đó là đề xuất tài khoản định danh mức 2 có tên gọi mới từ 01/7/2024.

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử, ngoài các nội dung về Căn cước điện tử, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử thì một nội dung khác cũng rất đáng chú ý. Đó là đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2. Vậy cụ thể thế nào?