Nhận diện các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc từ 2021

Người có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc sẽ bị sa thải, theo đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất các hành vi bị coi là quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

3 nhóm hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc được giải thích tại khoản 9 Điều 3 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận.

Trên tinh thần đó, dự thảo Nghị định về chính sách đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới đã cụ thể hóa, quấy rối tình dục tại nơi làm việc gồm:

- Hành động, cử chỉ có tính chất tình dục;

- Ngôn ngữ, tài liệu trực quan đề cập cụ thể, miêu tả hoặc liên quan đến hoạt động tình dục;

- Đề nghị, yêu cầu, gợi ý đổi quan hệ tình dục lấy sự đánh giá ưu ái hoặc sự hứa hẹn công việc, lương thưởng.

Trong đó, nơi làm việc là bất cứ địa điểm nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động gồm cả những địa điểm hay những việc có liên quan đến công việc như:

- Các hoạt động xã hội liên quan đến công việc;

- Hội thảo, tập huấn, chuyến đi công tác chính thức, bữa ăn liên quan đến công việc,

- Hội thoại trên điện thoại liên quan đến công việc;

- Các hoạt động giao tiếp liên quan đến công việc qua phương tiện điện tử.

các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc

Nhận diện các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc từ 2021 (Ảnh minh họa)

Doanh nghiệp phải có quy định phòng, chống quấy rối tình dục

Người sử dụng lao động có nghĩa vụ xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất người sử dụng lao động phải quy định phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc trong nội quy lao động.

Nội dung về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể quy định thành một văn bản riêng và là phụ lục đính kèm của nội quy lao động. Quy định của người sử dụng lao động về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:

- Nghiêm cấm hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

- Quy định chi tiết, cụ thể về các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc phù hợp với đặc điểm của người sử dụng lao động;

- Việc bảo vệ bí mật, danh dự, uy tín, nhân phẩm, an toàn cho nạn nhân bị quấy rối tình dục, người tố cáo và người bị tố cáo;

- Trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, bao gồm thẩm quyền, trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo và các quy định có liên quan;

- Hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với người thực hiện hành vi quấy rối tình dục hoặc người tố cáo sai sự thật.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024 cho người lao động

Đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024 cho người lao động

Đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024 cho người lao động

Mới đây, Bộ Lao động và Xã hội đã lấy ý kiến rộng rãi về dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng. Trong đó, đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024 cho người lao động.