Giáo viên không đạt chuẩn đào tạo sẽ không được giảng dạy?

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo.

Ai phải học nâng chuẩn đào tạo từ ngày 01/7/2020?

Như trước đó LuatVietnam đã từng thông tin, từ ngày 01/7/2020, Luật Giáo dục năm 2019 chính thức có hiệu lực, trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên được nâng lên. Cụ thể tại Điều 72 Luật này quy định:

- Giáo viên mầm non: Phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên;

- Giáo viên tiểu học, trung học cơ sở: Phải có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên.

Theo đó, dự thảo lần 3 Nghị định về lộ trình nâng chuẩn đào tạo của giáo viên Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các giáo viên sau đây phải học nâng chuẩn:

  • Giáo viên mầm non: Còn đủ 07 năm công tác (tính từ ngày 01/7/2020) đến tuổi được nghỉ hưu;
  • Giáo viên tiểu học:

- Giáo viên có trình độ trung cấp: Còn đủ 08 năm công tác (tính từ ngày 01/7/2020) đến tuổi được nghỉ hưu;

- Giáo viên có trình độ cao đẳng: Còn đủ 07 năm công tác (tính từ ngày 01/7/2020) đến tuổi được nghỉ hưu.

  • Giáo viên THCS: Còn đủ 07 năm công tác (tính từ ngày 01/7/2020) đến tuổi được nghỉ hưu.
giáo viên không đạt chuẩn

Giáo viên không đạt chuẩn đào tạo sẽ không được giảng dạy? (Ảnh minh họa)

Giáo viên chưa đạt chuẩn không được giảng dạy?   

Theo Điều 3 dự thảo Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc sử dụng giáo viên chưa đáp ứng trình độ chuẩn (không thuộc đối tượng được đào tạo nâng chuẩn) thực hiện như sau:

- Giáo viên trong 02 năm liên tiếp liền kề với năm Thông tư này có hiệu lực (dự kiến năm 2020), có kết quả đánh giá, xếp loại không đạt chuẩn nghề nghiệp và có 01 năm phân loại, đánh giá viên chức không hoàn thành nhiệm vụ:

Không bố trí giảng dạy và được sắp xếp tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để bố trí sang vị trí việc làm khác phù hợp cho đến khi nghỉ hưu.

- Giáo viên trong 02 năm liên tiếp liền kề với năm Thông tư này có hiệu lực (dự kiến năm 2020), có kết quả đánh giá, xếp loại đạt chuẩn nghề nghiệp trở lên hoặc được phân loại, đánh giá viên chức hoàn thành nhiệm vụ trở lên, có đủ sức khỏe: Tiếp tục bố trí giảng dạy cho đến khi nghỉ hưu.

- Giáo viên không đủ sức khỏe, có nguyện vọng nghỉ hưu, đủ các điều kiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội: Được nghỉ hưu.

Lưu ý: Tiêu chuẩn nghề nghiệp là yêu cầu về phẩm chất, năng lực ở từng lĩnh vực của chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Ví dụ: 5 tiêu chuẩn đánh giá chuẩn giáo viên mầm non.

Nếu dự thảo được thông qua, giáo viên không đạt chuẩn nghề nghiệp 02 năm liên tiếp và có 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ sẽ không được tiếp tục giảng dạy và được sắp xếp công việc khác sau khi đã bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

Dự thảo này đang được lấy ý kiến công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hết hạn lấy ý kiến vào ngày 22/7/2020.

>> Từ 01/7/2020, sẽ có nhiều giáo viên không phải học nâng chuẩn?

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất: Tăng tiền trực cho cán bộ y tế, bác sĩ phẫu thuật gấp 3 lần

Đề xuất: Tăng tiền trực cho cán bộ y tế, bác sĩ phẫu thuật gấp 3 lần

Đề xuất: Tăng tiền trực cho cán bộ y tế, bác sĩ phẫu thuật gấp 3 lần

Tại dự thảo mới đây, Bộ Y tế đã đề xuất tăng tiền phụ cấp mổ, trực và phụ cấp tiền ăn cho nhân viên y tế gấp 02 - 03 lần so với hiện hành, nhằm đảm bảo thu nhập. Nội dung bài viết dưới đây sẽ thông tin cụ thể về điều này.