Sẽ ghi âm cuộc gọi tư vấn bảo hiểm của nhân viên ngân hàng?

Nội dung đáng chú ý này đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến về dự thảo Thông tư hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm.

Sắp tới sẽ siết tư vấn bảo hiểm của nhân viên ngân hàng

Khoản 1 Điều 26 dự thảo quy định về yêu cầu khi cung cấp sản phẩm bảo hiểm qua đại lý là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:

Toàn bộ nội dung tư vấn sản phẩm bảo hiểm nhân viên tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được ghi âm và lưu tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong thời hạn ít nhất 5 năm

Như vậy, khi khách hàng được mua bảo hiểm qua ngân hàng thì sẽ ghi âm cuộc gọi tư vấn bảo hiểm của nhân viên ngân hàng và lưu tại ngân hàng trong thời hạn ít nhất 05 năm.

Đồng thời, các công ty bảo hiểm phải kiểm tra độc lập nội dung cung cấp thông tin cũng như các nội dung tư vấn của nhân viên ngân hàng trước khi quyết định phát hành hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư. Đặc biệt, dự thảo nhấn mạnh bắt buộc phải có nội dung kiểm tra khách hàng tự nguyện mua bảo hiểm.

Thực tế hiện nay cho thấy, có không ít ngân hàng, trước khi giải ngân khoản vay cho khách hàng đã yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm. Thậm chí, nhiều ngân hàng còn đưa ra điều kiện mua bảo hiểm là điều kiện bắt buộc để giải ngân khoản vay cho khách hàng.

Tuy nhiên, về bản chất, bảo hiểm là một sản phẩm hoàn toàn được thực hiện trên tinh thần tự nguyện. Chỉ khi người mua tự nguyện, nhận thấy lợi ích của bảo hiểm thì họ sẽ tự nguyện mua.

Do đó, thực trạng “bắt ép” khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn là hiện tượng đáng báo động và cần thiết phải có biện pháp răn đe. Do đó, dự thảo đã kịp thời đưa ra lời cảnh báo cho nhân viên ngân hàng khi thực hiện hoạt động bán bảo hiểm.

Ngoài ra, trong quá trình tư vấn, nhiều nhân viên ngân hàng không tư vấn đúng, đầy đủ khiến khách hàng hiểu nhầm về sản phẩm bảo hiểm. Bởi vậy, bên cạnh việc ghi âm tư vấn bảo hiểm, định kỳ công ty vảo hiểm và ngân hàng sẽ thực hiện đối chiếu dữ liệu, kiểm tra chất lượng tư vấn để kịp thời xử lý khiếu nại cũng như vi phạm nếu có.

ghi am cuoc goi tu van bao hiem cua nhan vien ngan hang

Tỷ lệ hoa hồng tối đa với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Với các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, điểm 3.2 khoản 3 Điều 5 Thông tư 50/2017/TT-BTC chỉ nêu:

b) Đối với các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nhóm: Tỷ lệ hoa hồng tối đa bằng 50% các tỷ lệ tương ứng áp dụng cho các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân cùng loại.

c) Trường hợp kết hợp các nghiệp vụ bảo hiểm riêng biệt: Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chủ động tính toán hoa hồng bảo hiểm trên cơ sở tổng số hoa hồng của các nghiệp vụ bảo hiểm riêng biệt hoặc theo nghiệp vụ bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm chính.

Tuy nhiên, tại dự thảo, cụ thể là khoản 3 Điều 39 dự thảo quy định tỷ lệ hoa hồng với các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân được tính trên phí bảo hiểm thực tế thu được như sau:

- Hợp đồng dưới 01 năm và 01 năm tái tục hàng năm: 20$.

- Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ dài hạn:

Nghiệp vụ bảo hiểm

Tỷ lệ hoa hồng tối đa (%)

Nộp phí định kỳ

Nộp phí 01 lần

Năm đầu tiên

Năm thứ hai

Các năm tiếp theo

Bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm trọn đời

40

20

15

15

Bảo hiểm sinh kỳ, trả tiền định kỳ, hỗn hợp từ 10 năm trở xuống

25

7

5

5

Bảo hiểm sinh kỳ, trả tiền định kỳ, hỗn hợp trên 10 năm

40

10

10

7

Bảo hiểm liên kết chung, liên kết đơn vị

40

10

10

7

Bảo hiểm hưu trí

20

10

3

3

Riêng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nhóm thì tỷ lệ hoa hồng tối đa bằng 50% các tỷ lệ tương ứng áp dụng với các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân cùn loại.

Về bảo hiểm sức khoẻ thì tỷ lệ hoa hồng được quy định như sau:

- Có thời hạn từ 01 năm trở xuống: 20$.

- Hợp đồng bảo hiểm dài hạn thì tỷ lệ năm đầu tiên là 40%, năm thứ hai là 20%, các năm tiếp theo là 15% cho phương thức nộp phí định kỳ. Riêng nếu nộp phí 01 lần thì tỷ lệ hoa hồng tối đa là 15%.

Trên đây là đề xuất về vấn đề: Ghi âm cuộc gọi tư vấn bảo hiểm của nhân viên ngân hàng. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết từ chuyên gia pháp lý của LuatVietnam.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Nhiều đề xuất mới liên quan đến tài khoản định danh điện tử được quy định mới từ 01/7/2024 tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử. Một trong số đó là đề xuất tài khoản định danh mức 2 có tên gọi mới từ 01/7/2024.

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử, ngoài các nội dung về Căn cước điện tử, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử thì một nội dung khác cũng rất đáng chú ý. Đó là đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2. Vậy cụ thể thế nào?