Dự kiến tăng giá trần vé máy bay nội địa, cao nhất đến 4 triệu đồng/vé

Bộ Giao thông Vận tải đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư sửa đổi về khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Theo đó, Bộ này đề xuất tăng giá trần vé máy bay nội địa.

1. Đề xuất tăng giá trần vé máy bay nội địa như thế nào?

Theo Điều 1 dự thảo, so với quy định tại Điều 4 Thông tư 17/2019/TT-BGTVT về khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách hạng phổ thông cơ bản (hay thường gọi là giá trần giá vé máy bay hạng phổ thông nội địa), giá vé mới được đề xuất như sau:

Nhóm

Khoảng cách đường bay

Mức tối đa

(đồng/vé một chiều)

hiện hành

Đề xuất

I

Dưới 500 km

1.

Nhóm đường bay phát triển kinh tế xã hội

1.600.000

Giữ nguyên

2.

Nhóm đường bay khác dưới 500 km

1.700.000

Giữ nguyên

II

Từ 500km - dưới 850 km

2.200.000

2.250.000

II

Từ 850 km - dưới 1.000 km

2.790.000

2.890.000

IV

Từ 1.000 km - dưới 1.280 km

3.200.000

3.400.000

V

Từ 1.280 km trở lên

3.750.000

4.000.000

Như vậy, Bộ Giao thông Vận tải đã đề xuất tăng giá vé trần của chuyến bay có cự ly trên 500 km tương ứng là 50.000 đồng (Từ 500km - dưới 850 km), 100.000 đồng (Từ 850 km - dưới 1.000 km), 150.000 đồng (Từ 1.000 km - dưới 1.280 km) và 250.000 đồng (Từ 1.280 km trở lên).

Riêng các chuyến bay có khoảng cách dưới 500km thì không có sự thay đổi. Như vậy, trong khi các chuyến bay Hà Nội - Vinh, TP. Hồ Chí Minh - Đà Lạt… vẫn giữ nguyên mức giá ổn định thì các chuyến bay có khoảng cách xa như Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội - Phú Quốc… sẽ tăng thêm hơn 6% so với giá hiện hành.

Trong đó, mức giá này đã bao gồm toàn bộ chi phí hành khách phải trả gồm: Thuế giá trị gia tăng, các khoản thu hộ (giá phục vụ hành khách, đảm bảo anh ninh hành khách), hành lý, giá dịch vụ tăng thêm…

Căn cứ vào mức trần này, các hãng hàng không sẽ quy định giá vé cụ thể cho từng chuyến bay và đường bay phù hợp với điều kiện thực tế, chính sách giảm giá vé thường xuyên của các hãng bay.

Đề xuất tăng giá trần vé máy bay nội địa lên bao nhiêu?
Đề xuất tăng giá trần vé máy bay nội địa lên bao nhiêu? (Ảnh minh hoạ)

2. Bán vé máy bay vượt trần, hãng hàng không bị phạt thế nào?

Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 23 Nghị định 162/2018/NĐ-CP, hãng hàng không có thể sẽ bị phạt vi phạm hành chính nếu không thực hiện đúng quy định về giá cước vận chuyển hàng không hay bán vé máy bay vượt quá mức giá trần được quy định ở trên với từng chuyến bay tương ứng với khoảng cách như sau:

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đến 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[…]

c) Thực hiện không đúng quy định về giá cước vận chuyển hàng không;

[…]

Theo đó, việc không thực hiện đúng quy định về giá cước có thể là bán vé quá đắt, bán vé vượt mức giá trần quy định tại Điều 4 Thông tư 17/2019/TT-BGTVT (theo quy định hiện hành) thì hãng hàng không có thể bị phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng.

3. Cần chuẩn bị giấy tờ gì để được bay nội địa?

Người dân đi máy bay, khi lên máy bay, cần mang theo các loại hồ sơ, giấy tờ sau đây:

- Người trên 14 tuổi:

  • Công dân Việt Nam: Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân còn hạn sử dụng; giấy phép lái xe, thẻ nhà báo, thẻ Đảng viên, giấy xác nhận nhân thân…
  • Công dân nước ngoài: Hộ chiếu/thẻ thường trú, giấy thông hành, thị thực rời, chứng minh thư ngoại giao, thẻ tạm trú, giấy phép lái xe…

- Người dưới 14 tuổi: Nếu chưa có hộ chiếu riêng hoặc chưa có hộ chiếu kèm theo hộ chiếu của cha mẹ thì khi làm thủ tục phải xuất trình một trong các giấy tờ: Giấy khai sinh, giấy chứng sinh, giấy xác nhận của tổ chức xã hội đang nuôi trẻ được lập trong vòng 06 tháng kể từ ngày xác nhận).

Trên đây là đề xuất tăng giá trần vé máy bay nội địa. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.

Đề xuất tăng hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số từ năm học tới

Đề xuất tăng hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số từ năm học tới

Đề xuất tăng hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số từ năm học tới

Dự thảo Nghị định về chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi… đề xuất tăng hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số từ năm học tới đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến đóng góp.