Suy giảm khả năng lao động từ 5% được hỗ trợ chuyển đổi nghề?

Hỗ trợ chuyển đổi nghề đối với người lao động sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là một trong những chính sách ưu việt của hệ thống an sinh xã hội hiện nay. Vậy điều kiện nào để người lao động nhận được sự hỗ trợ này?

Điều kiện hỗ trợ chuyển đổi nghề sau tai nạn lao động

Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là thiệt thòi lớn đối với người lao động. Chính vì vậy, những lao động này sẽ được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới, nếu phải đào tạo để chuyển đổi nghề thì được hỗ trợ học phí.

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 37/2016/NĐ-CP, người lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để chuyển đổi công việc khi có đủ các điều kiện:

- Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên;

- Được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới phù hợp với sức khỏe và nguyện vọng nhưng công việc đó cần phải được đào tạo để chuyển đổi.

Mức hỗ trợ không quá 50% mức học phí, đồng thời cũng không quá 15 lần mức lương cơ sở; số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi lao động là 02 lần và chỉ được hỗ trợ 01 lần/năm.

Điều đặc biệt, tại Điều 10 Dự thảo Nghị định về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để người lao động được hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề chỉ còn 5% thay vì mức 31% như hiện nay.

Như vậy, nếu dự thảo này được thông qua thì cơ hội việc làm phù hợp với tình trạng sức khỏe của những lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp càng được đảm bảo.

Điều kiện hỗ trợ chuyển đổi nghề sau tai nạn lao động

Điều kiện hỗ trợ chuyển đổi nghề sau tai nạn (Ảnh minh họa)

Bổ sung thêm giấy tờ cho hồ sơ đề nghị hỗ trợ

Hiện tại:

Theo Điều 9 Nghị định 37/2016/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người lao động chỉ gồm 02 loại giấy tờ:

Thứ nhất, văn bản của người sử dụng lao động đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyển đổi nghề cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (theo mẫu).

Thứ hai, bản sao chứng từ thanh toán các chi phí đào tạo theo quy định.

Tương lai:

Có khả năng hồ sơ đề nghị hỗ trợ này phải bổ sung thêm bản sao chứng thực Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

Đồng thời, các chứng từ thanh toán các chi phí đào tạo phải được công chứng, chứng thực (Điều 12 Dự thảo), thay cho việc khi nộp hồ sơ, người sử dụng lao động phải mang theo cả bản chính để đối chiếu với bản sao như quy định hiện nay.

Sau khi có đủ các giấy tờ nêu trên, người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp có trụ sở.

Trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động Thương binh và Xã hội quyết định mức hỗ trợ. Trường hợp không hỗ trợ thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Cũng trong 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được quyết định hỗ trợ, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết chi trả tiền hỗ trợ chi phí đào tạo chuyển đổi nghề cho doanh nghiệp.

>> Tra cứu toàn bộ Dự thảo mới nhất tại đây 

>> Đọc toàn bộ bài viết về các Dự thảo mới tại đây

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Nhiều đề xuất mới liên quan đến tài khoản định danh điện tử được quy định mới từ 01/7/2024 tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử. Một trong số đó là đề xuất tài khoản định danh mức 2 có tên gọi mới từ 01/7/2024.

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử, ngoài các nội dung về Căn cước điện tử, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử thì một nội dung khác cũng rất đáng chú ý. Đó là đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2. Vậy cụ thể thế nào?