Đi hiến máu được nghỉ 2 buổi vẫn hưởng nguyên lương?

Hiện nay, các cá nhân thực hiện hiến máu trên cơ sở tự nguyện. Sắp tới, dự kiến người tham gia hiến máu được nghỉ 2 buổi làm việc hưởng nguyên lương.

Hiến máu được nghỉ làm 2 buổi

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý được nêu tại Dự thảo Luật Máu và tế bào gốc, cụ thể, người hiến máu và tế bào gốc có các quyền sau:

Người hiến máu, tế bào gốc tình nguyện không lấy tiền sẽ được:

- Cung cấp miễn phí số lượng máu tương ứng với số lượng máu đã hiến khi có nhu cầu sử dụng máu trong quá trình điều trị tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào;

- Được nghỉ 01 buổi làm việc để đi hiến máu và 01 buổi làm việc ngay sau khi hiến máu mà không phải trừ lương hoặc tính vào ngày nghỉ phép, nghỉ lễ theo quy định của pháp luật về lao động;

- Được ưu tiên tiếp cận với nguồn tế bào gốc tại Ngân hàng tế bào gốc quốc gia khi có nhu cầu;

- Được cung cấp thông tin về các bệnh lây truyền qua đường máu;

- Được đảm bảo bí mật về kết quả lâm sàng, xét nghiệm, được tư vấn về các bất thường phát hiện khi khám sức khỏe hiến máu, tế bào gốc, được hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe sau khi hiến máu và tế bào gốc.

- Được chăm sóc, điều trị và hỗ trợ chi phí chăm sóc, điều trị khi có các tai biến không mong muốn xảy ra trong và sau hiến máu, tế bào gốc…

Theo đó, Dự thảo Luật này dự kiến người hiến máu và tế bào gốc được nghỉ 2 buổi làm việc sau khi hiến máu, 01 buổi làm việc để đi hiến máu và 01 buổi làm việc ngay sau khi hiến máu mà không phải trừ lương hoặc tính vào ngày nghỉ phép, nghỉ lễ.

hiến máu được nghỉ 2 buổi
Đi hiến máu được nghỉ 2 buổi vẫn hưởng nguyên lương? (Ảnh minh họa)

Điều kiện tham gia hiến máu

Theo Điều 10 Dự thảo Luật Máu và tế bào gốc, để tham gia hiến máu phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Người hiến máu phải có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

- Người hiến máu phải được tư vấn, khám sức khỏe và làm các xét nghiệm cần thiết miễn phí trước khi lấy máu. Trường hợp không đủ điều kiện được hiến máu, nhân viên y tế tiếp nhận máu phải giải thích rõ lý do.

Đồng thời, việc tiếp nhận máu từ người hiến phải bảo đảm an toàn cho người hiến máu và bảo đảm các quy định về chuyên môn kỹ thuật về tiếp nhận máu từ người hiến theo quy định.

Dự thảo Luật này nhấn mạnh, máu trước khi truyền cho người bệnh phải được xét nghiệm, bác sỹ điều trị hoặc điều dưỡng viên phải thông báo cho người bệnh hoặc người nhà về lợi ích và nguy cơ có thể xảy ra do truyền máu.

Trong trường hợp khẩn cấp cần truyền máu ngay nhưng không thể thông báo được do người bệnh bị hôn mê hoặc không có người nhà thì bác sĩ phải ghi rõ với sự xác nhận của một nhân viên y tế vào hồ sơ bệnh án.

>> Tra cứu toàn bộ Dự thảo mới nhất tại đây 

>> Đọc toàn bộ bài viết về các Dự thảo mới tại đây

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Nhiều đề xuất mới liên quan đến tài khoản định danh điện tử được quy định mới từ 01/7/2024 tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử. Một trong số đó là đề xuất tài khoản định danh mức 2 có tên gọi mới từ 01/7/2024.

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử, ngoài các nội dung về Căn cước điện tử, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử thì một nội dung khác cũng rất đáng chú ý. Đó là đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2. Vậy cụ thể thế nào?