Đề xuất về biên chế và vị trí việc làm của công chức thế nào? [Mới nhất]

Bộ Nội vụ hiện đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định đề xuất về biên chế và vị trí việc làm của công chức thay thế cho Nghị định 62/2020/NĐ-CP. Vậy đề xuất mới có gì đáng chú ý?

1. Kế hoạch biên chế công chức: Sẽ kéo dài thời gian thực hiện?

Đây là một trong những điểm đáng chú ý của đề xuất về biên chế công chức và vị trí việc làm mới nhất. Theo đó, Điều 11 dự thảo Nghị định về vị trí việc làm và biên chế công chức quy định, việc xây dựng kế hoạch biên chế công chức 05 năm căn cứ vào:

- Vị trí việc làm, khối lượng công việc của từng vị trí việc làm trừ hỗ trợ phục vụ.

- Mức độ hiện đại hoá của công sở cũng như các trang thiết bị, phương tiện làm việc và việc ứng dụng công nghệ thông tin.

- Việc sử dụng thực tế biên chế công chức được giao.

- Với các cơ quan, tổ chức hành chính ở địa phương còn phải căn cứ thêm vào quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số lượng đơn vị hành chính ở cấp huyện, cấp xã và đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Trong khi đó, hiện nay, căn cứ Điều 10 Nghị định 62/2020/NĐ-CP, cơ quan, tổ chức xây dựng kế hoạch biên chế công chức hằng năm của cơ quan mình.

Như vậy, thay vì phải xây dựng kế hoạch biên chế công chức hằng năm thì dự thảo đã đề xuất kéo dài thời gian này lên 05 năm một lần.

Đề xuất này bắt nguồn từ quy định tại Quy định 70-QĐ/TW 2022. Cụ thể, một trong những nguyên tắc quản lý biên chế là hệ thống chính trị có tổng biên chế được quyết định theo nhiệm kỳ 05 năm và khi cần thiết.

Đề xuất về biên chế công chức và vị trí việc làm mới nhất
Đề xuất về biên chế công chức và vị trí việc làm mới nhất (Ảnh minh hoạ)

2. Bỏ trường hợp xem xét tỷ lệ tinh giản biên chế cao hơn 1%

Nội dung cụ thể của đề xuất về biên chế công chức này là bỏ quy định các Bộ, ngành, địa phương không gửi kế hoạch biên chế công chức thì sẽ bị xem xét tỷ lệ tinh giản biên chế cao hơn 1% với tỷ lệ giảm biên chế theo lộ trình hàng năm.

Cụ thể, điểm c khoản 2 Điều 12 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định, các Bộ, ngành, địa phương phải gửi kế hoạch biên chế công chức hằng năm theo thời hạn dưới đây:

- Chậm nhất 15/6 hằng năm: Gửi cho Bộ Nội vụ hồ sơ kế hoạch biên chế công chức gồm Văn bản đề nghị kế hoạch biên chế công chức hằng năm; kế hoạch biên chế công chức hằng năm; bản sao văn bản quyết định hoặc phê duyệt biên chế công chức của năm trước liền kề với năm kế hoạch để Bộ Nội vụ thẩm định.

- Chậm nhất 20/7 hằng năm: Bộ Nội vụ sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng biên chế công chức của các Bộ, ngành, địa phương.

Do đó, theo quy định hiện nay, nếu việc gửi kế hoạch biên chế công chức không đúng theo thời hạn nêu trên, tỷ lệ tinh giản biên chế của các Bộ, ngành, địa phương sẽ cao hơn 1% so với tỷ lệ theo lộ trình hằng năm.

Do việc thay đổi trong thời gian lên kế hoạch biên chế công chức (từ hằng năm thành 05 năm) nên thời hạn gửi kế hoạch biên chế công chức 05 năm cũng có sự thay đổi như sau:

- Trước 01/4 của năm trước liền kề năm đầu tiên của kế hoạch biên chế công chức 05 năm: Gửi hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị kế hoạch biên chế công chức 05 năm; kế hoạch biên chế công chức 05 năm; bản sao văn bản quyết định/phê duyệt biên chế công chức 05 năm, hàng năm trước liền kề với 05 năm kế hoạch.

- Trước 01/6 năm trước liền kề năm đầu tiên của kế hoạch biên chế công chức 05 năm: Bộ Nội vụ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ báo cáo về quản lý biên chế quyết định biên chế công chức 05 năm của Bộ, ngành, địa phương.

3. Các địa phương chủ động quyết định biên chế công chức

Hiện nay, tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 62 năm 2020, việc giao biên chế công chức với từng Bộ, ngành, địa phương thuộc thẩm quyền của Bộ Nội vụ sau khi đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch biên chế công chức hằng năm của các Bộ, ngành, địa phương.

Tuy nhiên, tại dự thảo, Bộ Nội vụ đã đề xuất Bộ này trình Chính phủ giao biên chế cho các Bộ, ngành và trình Chính phủ đưa ra văn bản đề nghị địa phương quyết định cụ thể biên chế công chức của từng cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý.

Như vậy, Bộ Nội vụ đã đề xuất trao lại quyền quyết định biên chế công chức hằng năm cho Bộ, ngành, địa phương với từng cơ quan, tổ chức thuộc Bộ, ngành, địa phương trong tổng số biên chế công chức 05 năm đã được giao trước đó.

Trên đây là một số điểm nổi bật của đề xuất về biên chế công chức và vị trí việc làm. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Sắp tới, sẽ thay đổi tiêu chuẩn đối với đăng kiểm viên kiểm định xe cơ giới?

Sắp tới, sẽ thay đổi tiêu chuẩn đối với đăng kiểm viên kiểm định xe cơ giới?

Sắp tới, sẽ thay đổi tiêu chuẩn đối với đăng kiểm viên kiểm định xe cơ giới?

Tiêu chuẩn đối với đăng kiểm viên kiểm định xe cơ giới được Bộ GTVT đề xuất tại dự thảo Thông tư quy định về cấp mới, cấp lại, tạm đình chỉ, thu hồi chứng chỉ đăng kiểm viên phương tiện giao thông đường bộ. Bài viết dưới đây sẽ nêu thông tin cụ thể.

Từ 2025, để hành nghề lái xe phải có Giấy chứng nhận đã hoàn thành tập huấn nghiệp vụ vận tải?

Từ 2025, để hành nghề lái xe phải có Giấy chứng nhận đã hoàn thành tập huấn nghiệp vụ vận tải?

Từ 2025, để hành nghề lái xe phải có Giấy chứng nhận đã hoàn thành tập huấn nghiệp vụ vận tải?

Từ năm 2025, bằng lái xe được cấp theo hạng loại xe mà tài xế đủ điều kiện điều khiển. Và để được hành nghề lái xe tài xế phải tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ vận tải là thông tin được nhiều lái xe quan tâm. Cùng tìm hiểu để biết cụ thể hơn.

[Đề xuất] Thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông sắp tới có nhiều thay đổi

[Đề xuất] Thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông sắp tới có nhiều thay đổi

[Đề xuất] Thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông sắp tới có nhiều thay đổi

Bộ Công an đang lấy ý kiến về đề xuất thủ tục làm hộ chiếu mới nhằm phù hợp với tình hình thực tế tại dự thảo Luật sửa đổi Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.