Sắp tới, cứ bị ung thư sẽ được hưởng BHXH một lần?

Nội dung này vừa được Bộ Y tế lấy ý kiến tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2017/TT-BYT quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.


Sẽ nới lỏng điều kiện về các bệnh được hưởng BHXH 1 lần?

Điều 4 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về các bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần (BHXH 1 lần) được đề xuất sửa đổi gồm các bệnh sau:

- Ung thư.

- Bại liệt.

- Xơ gan cổ chướng.

- Phong.

- Lao nặng.

- HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS.

- Các bệnh tật có mức suy giảm khả năng lao động hoặc mức độ khuyết tật từ 81% trở lên ngoài các bệnh nên trên.

Trong khi đó, hiện nay, các bệnh đang được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần đang được quy định như sau:

Điều 4. Bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần

Các bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần gồm:

1. Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS đồng thời không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

2. Các bệnh, tật ngoài các bệnh quy định tại khoản 1 Điều này có mức suy giảm khả năng lao động hoặc mức độ khuyết tật từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

Có thể thấy, mặc dù vẫn là các bệnh nêu trên nhưng điều kiện để được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần của từng bệnh đã được nới lỏng hơn so với quy định hiện hành. Cụ thể, nếu dự thảo được thông qua thì chỉ cần mắc các loại bệnh trên mà không cần kèm theo điều kiện sau đây vẫn được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần:

Không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn

de xuat ve benh duoc huong bhxh 1 lan

Người bị Covid-19 xin Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH thế nào?

Dự thảo cũng bổ sung Điều 20a về nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH) với người mắc dịch bệnh nhóm A như Covid-19 như sau:

- Người được giao nhiệm vụ điều trị Covid-19 làm việc tại bệnh viện dã chiến, trạm y tế cấp xã, trạm y tế lưu động, bệnh viện… ký Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH.

- Phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn với người nhiễm Covid-19.

- Phù hợp tình trạng sức khỏe của người nhiễm Covid-19.

Riêng với người điều trị Covid-19 tại nhà, cần phải căn cứ danh sách quản lý ca bệnh của Trạm y tế cấp xã, kết quả xét nghiệm dương tính cùng theo dõi diễn biến bệnh hằng ngày của nhân viên y tế để xác định tình trạng bệnh và ký Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH cho người nhiễm Covid-19.

Lưu ý: Cũng như các đối tượng khác, Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH cho người nhiễm Covid-19 cũng chỉ được cấp một lần cho một lần khám. Nếu nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ trên giấy này, người nhiễm Covid-19 phải liên hệ cơ sở khám, chữa bệnh hoặc trạm y tế xã để xem xét, quyết định.

Xem thêm: Hướng dẫn xin giấy nghỉ ốm để hưởng bảo hiểm xã hội

Trên đây là đề xuất về bệnh được hưởng BHXH 1 lần của Bộ Y tế. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6199 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Chính sách về BHXH năm 2022 có gì mới?

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất mới sẽ siết điều kiện được mua nhà ở xã hội từ 01/7/2024?

Đề xuất mới sẽ siết điều kiện được mua nhà ở xã hội từ 01/7/2024?

Đề xuất mới sẽ siết điều kiện được mua nhà ở xã hội từ 01/7/2024?

Bộ Xây dựng đang đề xuất nhiều quy định liên quan đến nhà ở xã hội tại dự thảo Nghị định phát triển và quản lý nhà ở xã hội trong đó có nhiều quy định sẽ đề xuất siết điều kiện được mua nhà ở xã hội từ 01/7/2024. Vậy cụ thể là gì?