Đề xuất trẻ dưới 10 tuổi không được ngồi ghế trước ô tô

Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ được tách ra từ Luật Giao thông đường bộ có nhiều điểm mới so với hiện hành. Một trong những nội dung đáng chú ý là đề xuất trẻ dưới 10 tuổi không được ngồi ghế trước ô tô.

Đề xuất chỉ có trẻ trên 10 tuổi mới được ngồi ghế trước ô tô

Khoản 3 Điều 9 dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông quy định về đề xuất trẻ dưới 10 tuổi không được ngồi ghế trước ô tô như sau: Trẻ dưới 10 tuổi hoặc trẻ có chiều cao dưới 1,35 mét không được ngồi cùng hàng ghế của người lái xe khi được chở lên xe ô tô.

Riêng trẻ có độ tuổi dưới 04 tuổi thì khi đi xe ô tô phải được ngồi vào ghế được thiết kế dành riêng cho trẻ em trừ trường hợp xe đó là xe ô tô kinh doanh chờ người.

Đồng thời, khi tham gia giao thông, người lái xe phải có trách nhiệm kiểm tra cũng như hướng dẫn thắt dây an toàn cho trẻ em.

Trong khi đó, tại Luật Giao thông đường bộ năm 2008 chỉ có 03 nội dung quy định liên quan đến trẻ em tham gia giao thông. Đó là:

- Người lái xe máy được chở một người trừ trường hợp có chở trẻ em dưới 14 tuổi thì được chở tối đa 02 người (điểm c khoản 1 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008).

- Người đi xe đạp chỉ được chở 01 người và được chở tối đa 02 người nếu chở thêm một trẻ em dưới 07 tuổi (khoản 1 Điều 31 Luật Giao thông đường bộ năm 2008).

- Trẻ em dưới 07 tuổi khi qua đường trong khu đô thị, đường thường có xe cơ giới qua lại thì phải có người lớn dắt đi. Đồng thời, khi đi qua đường, người tham gia giao thông có trách nhiệm giúp trẻ em dưới 07 tuổi (Điều 31 Luật Giao thông đường bộ năm 2008).

Như vậy, theo quy định hiện hành, trẻ em được ngồi ở ghế trước ô tô như người lớn. Tuy nhiên, khi trẻ ngồi ghế trước tiềm ẩn nhiều rủi ro, không an toàn cho trẻ em, cho người lái xe cũng như người xung quanh nên các chuyên gia khuyến nghị không nên cho trẻ ngồi ghế phụ phía trước cũng như ngồi cùng ghế lái.

Trước đó, năm 2020, Bộ Giao thông Vận tải cũng đã từng đề xuất trẻ em dưới 12 tuổi hoặc dưới 1,35 mét khi ngồi trên ô tô chở người không được ngồi ở vị trí ghế cạnh người lái xe khi tham gia giao thông trừ trường hợp xe đó chỉ có một hàng ghế.

Đề xuất trẻ dưới 10 tuổi không được ngồi ghế trước ô tô
Đề xuất trẻ dưới 10 tuổi không được ngồi ghế trước ô tô (Ảnh minh hoạ)

Độ tuổi của người lái xe được đề xuất thế nào?

Bên cạnh đề xuất trẻ dưới 10 tuổi không được ngồi ghế trước ô tô, dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông cũng đề xuất về tuổi của người điều kiện phương tiện giao thông tại Điều 40 dự thảo với một số điều chỉnh như sau:

Độ tuổi của người lái xe

Loại xe được lái

Quy định hiện hành

(Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008)

Dự thảo

(Điều 40 dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông)

Đủ 16 tuổi trở lên

Xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3

Xe gắn máy

Đủ 18 tuổi trở lên

Xe mô tô hai bánh

Xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các xe có kết cấu tương tự;

Xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;

Xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

Được cấp giấy phép lái xe hạng A2, A, A3, B

Đủ 21 tuổi trở lên

Xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên;

Xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);

Được cấp giấy phép lái xe hạng C1, C, BE;

Đủ 24 tuổi trở lên

Xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi;

Xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);

Được cấp giấy phép lái xe hạng D2, C1E, CE;

Đủ 27 tuổi trở lên

Xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;

Xe hạng D kéo rơ moóc (FD);

Được cấp giấy phép lái xe hạng D, D2E, DE;

Trên đây là đề xuất trẻ dưới 10 tuổi không được ngồi ghế trước ô tô. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.