Đề xuất thời điểm trong văn bản công chứng: Phải ghi rõ giờ, phút?

Tại dự thảo Luật Công chứng sửa đổi, Bộ Tư pháp đề xuất thời điểm trong văn bản công chứng khác biệt so với hiện nay. Vậy cụ thể đề xuất này thế nào?

Phải ghi cụ thể giờ, phút, ngày, tháng, năm công chứng

Đây là một trong những đề xuất thời điểm trong văn bản công chứng, khoản 2 Điều 45 dự thảo Luật sửa đổi Luật Công chứng có quy định:

2. Thời điểm công chứng phải được ghi cụ thể giờ, phút, ngày, tháng, năm. Các con số thể hiện thời điểm công chứng phải được ghi cả bằng số và chữ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Trong khi đó, theo quy định hiện hành tại khoản 2 Điều 45 Luật Công chứng số 53/2014/QH13, thời điểm công chứng chỉ phải bắt buộc ghi ngày, tháng, năm. Riêng giờ, phút thì nếu người yêu cầu công chứng đề nghị hoặc khi công chứng viên thấy cần thiết thì mới ghi vào trong văn bản công chứng.

Đồng thời, dự thảo cũng nêu rõ, các con số thể hiện thời điểm công chứng phải ghi bằng cả số và chữ trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Ngoài ra, do việc ghi thời điểm công chứng được đề xuất phải cụ thể đến giờ, phút, ngày, tháng, năm nên kéo theo đó, dự thảo cũng sửa đổi quy định về thời điểm có hiệu lực là từ thời điểm được công chứng viên ký, đóng dấu trong khi quy định hiện nay chỉ là từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu.

Như vậy, có thể thấy, văn bản công chứng được ghi cụ thể thời điểm để dễ dàng xác định việc có giá trị pháp lý chính xác theo từng giờ, phút tránh những rủi ro không mong muốn xảy ra.

Đề xuất thời điểm trong văn bản công chứng: Phải ghi rõ giờ, phút? (Ảnh minh họa)

Phải ghi rõ điểm chỉ vân tay ngón nào khi công chứng?

Về chữ ký và điểm chỉ trong lời chứng của văn bản công chứng, đề xuất mới của Bộ Tư pháp đã thể hiện cụ thể, rõ ràng hơn tại khoản 1 Điều 46 dự thảo như sau:

- Tại lời chứng của văn bản công chứng:

  • Phải ghi rõ các nội dung gồm thời điểm; địa điểm công chứng; họ và tên công chứng viên; tên và địa chỉ trụ sở của văn phòng/phòng công chứng; năng lực tham gia giao dịch của các bên
  • Chữ ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng: Phải ký, điểm chỉ trước mặt công chứng việc hoặc đã đăng ký chữ ký mẫu

Trong khi đó, Điều 46 Luật Công chứng đang quy định về vấn đề này như sau: Chữ ký hoặc điểm chỉ đúng là chữ ký hoặc điểm chỉ của người tham gia hợp đồng, giao dịch…

- Trong văn bản công chứng:

  • Ký vào từng trang của giao dịch trước sự chứng kiến trực tiếp của công chứng viên trừ trường hợp đã đăng ký chữ ký mẫu (quy định hiện nay: Ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên)
  • Quy định cụ thể về việc đăng ký chữ ký mẫu: Thực hiện trực tiếp hoặc bằng văn bản chính thức có chữ ký trực tiếp của người đăng ký và đóng dấu của tổ chức, doanh nghiệp đó (nội dung mới được bổ sung)
  • Trường hợp được điểm chỉ thay cho việc ký: Người yêu cầu công chứng/làm chứng/phiên dịch không ký được vì khuyết tật hoặc không biết ký.
  • Hướng dẫn cách điểm chỉ thay cho ký tên: Khi điểm chỉ, sử dụng vân tay ngón trỏ phái, vân tay ngón trỏ trái (khi không sử dụng được vân tay ngón trỏ phải) hoặc vân tay ngón khác và phải được ghi rõ trong lời chứng là vân tay của ngón nào (nếu không sử dụng được vân tay của cả hai ngón trỏ đó)

Trong khi đó, theo quy định hiện nay, Luật Công chứng chỉ ghi ngón trỏ phải, ngón trỏ trái nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải và ngón khác nếu không điểm chỉ được bằng cả hai ngón trỏ đó và phải ghi rõ điểm chỉ bằng ngón nào của bàn tay nào.

Như vậy, dự thảo đã ghi rõ ràng, cụ thể là sử dụng vân tay và ghi rõ trong lời chứng của văn bản công chứng.

Trên đây là đề xuất thời điểm trong văn bản công chứng: Phải ghi rõ giờ, phút, ngày, tháng, năm trong văn bản công chứng.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục