- Xe đạp (kể cả xe đạp máy, xe đạp điện)
- Xe xích lô
- Xe súc vật kéo
- Xe lăn dùng cho người khuyết tật
- Và các loại xe tương tự không sử dụng động cơ gây ra sức kéo.
Đề xuất thêm nhiều hành vi vi phạm của xe đạp bị xử phạt từ 01/01/2025
Tại dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông của Bộ công an cũng đề xuất thêm nhiều hành vi vi phạm của xe đạp bị xử phạt (chữ in đậm) cụ thể tại Điều 10.
Nghị định này nếu được thông qua sẽ có hiệu lực cùng thời điểm với Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, 01/01/2025.
STT | Hành vi | Mức phạt |
1 | - Chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; - Điều khiển xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên; - Điều khiển xe đạp mà sử dụng ô (dù), dùng tay cầm và sử dụng điện thoại; Chở người ngồi trên xe đạp sử dụng ô (dù). - Điều khiển xe trong thời gian từ 18h ngày hôm trước đến 6h ngày hôm sau không sử dụng đèn hoặc không có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe; - Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở... | Từ 80.000 - 100.000 đồng (khoản 1 Điều 10 dự thảo) |
2 | - Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy; - Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh; - Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn hoặc gây cản trở đối với xe cơ giới xin vượt, gây cản trở xe ưu tiên... | Từ 100.000 - 200.000 đồng (khoản 2 Điều 10 dự thảo) |
3 | Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường; Đi xe bằng một bánh; Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 - 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 - 0,4 miligam/1 lít khí thở... | Từ 300.000 - 400.000 đồng (khoản 3 Điều 10 dự thảo) |
4 | - Điều khiển xe đi vào đường cao tốc; - Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn; - Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; - Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội mũ bảo hiểm hoặc đội không cài quai khi tham gia giao thông... | từ 400.000 - 600.000 đồng (khoản 4 Điều 10 dự thảo) |
Điều kiện hoạt động của xe thô sơ từ 01/01/2025
Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, Bộ Công an đề xuất nhiều điều kiện hoạt động của xe thô sơ, trong đó có xe đạp.
Cụ thể, với xe đạp, xe đạp máy, xe xích lô, dự thảo Nghị định yêu cầu phải đảm bảo các điều kiện khi hoạt động tại Điều 24 của dự thảo Nghị định gồm:
- Có hệ thống hãm, có hiệu lực;
- Có bộ phận phát âm thanh cảnh báo (còi, chuông);
- Có đèn chiếu sáng hoặc tấm phản quang ở phía trước, phía sau.
- Các điều kiện được đề ra nhằm đảm bảo an toàn cho người điều khiển xe thô sơ và các phương tiện tham gia giao thông khác khi di chuyển trên đường.
Đối với các loại xe như xe lăn dùng cho người khuyết tật; xe vật nuôi kéo và các loại xe tương tự, yêu cầu khi tham gia giao thông vào ban đêm phải có tấm phản quang hoặc đèn cảnh báo.
Điều này nhằm giúp tăng khả năng nhận diện của xe, cảnh báo các phương tiện tham gia giao thông khác, góp phần đảm bảo an toàn giao thông, hạn chế tai nạn giao thông.
Hiện hành, điều kiện tham gia giao thông của xe thô sơ theo Điều 56 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì khi tham gia giao thông, xe thô sơ phải bảo đảm điều kiện an toàn giao thông đường bộ.
Bên cạnh đó, UBND cấp tỉnh quy định cụ thể điều kiện, phạm vi hoạt động của xe thô sơ tại địa phương mình.
Trên đây là thông tin đề xuất thêm nhiều hành vi vi phạm của xe đạp bị xử phạt từ 01/01/2025