Dự kiến tăng mức trợ cấp ưu đãi người có công từ ngày 01/7/2023

Đề xuất tăng mức trợ cấp ưu đãi người có công từ 01/7/2023 là một trong hai phương án nêu tại dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

1. Đề xuất tăng mức trợ cấp ưu đãi người có công từ 01/7/2023

1.1 Đề xuất tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công

Khoản 1 Điều 1 dự thảo Nghị định đã đề xuất sửa đổi khoản 1 Điều 3 Nghị định 75/2021/NĐ-CP về mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng theo hai phương án nhưng đều tăng mức chuẩn trợ cấp so với quy định hiện nay, cụ thể:

- Phương án 1: Điều chỉnh mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng lên 2.055.000 đồng (hiện nay đang là 1624.000 đồng). Theo phương án 1 thì mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công đã tăng thêm 431.000 đồng so với quy định cũ.

- Phương án 2: Tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công lên 2.111.000 đồng (tăng thêm 487.000 đồng so với mức 1.624.000 đồng như quy định cũ).

Như vậy, dù được thông qua theo phương án nào thì mức trợ cấp ưu đãi người có công cũng đều tăng so với quy định tại Nghị định 75/2021/NĐ-CP. Đề xuất này đã thực hiện theo tinh thần của Nghị quyết 69/2022/QH15 về dự toán ngân sách Nhà nước 2023.

Theo đó, Nghị quyết 69 nêu rõ, sẽ tăng mức chuẩn trợ cấp người có công với cách mạng đảm bảo không được thấp hơn mức chuẩn hộ nghèo của khu vực thành thị (02 triệu đồng/người/tháng).

Như vậy, phương án 1 đã cao hơn mức chuẩn nghèo ở thành thị là 55.000 đồng và phương án 2 cao hơn mức chuẩn nghèo ở thành thị là 111.000 đồng. Dù phương án nào được thông qua thì từ ngày 01/7/2023 - thời điểm dự kiến dự thảo có hiệu lực, người có công với cách mạng sẽ được tăng mức chuẩn trợ cấp.

Đề xuất tăng mức trợ cấp ưu đãi người có công từ 01/7/2023 (Ảnh minh hoạ)

1.2 Đề xuất tăng mức quà tặng với người có công với cách mạng và gia đình

Một trong những đề xuất tăng mức trợ cấp ưu đãi người có công từ 01/7/2023 là tăng mức quà tặng cho người có công với cách mạng và gia đình của người này. Cụ thể, mức tăng được thể hiện cụ thể như bảng dưới đây:

Đối tượng

Khoản 11 Điều 13 Nghị định 75/2021/NĐ-CP

Đề xuất mới

Mức tăng

Quà tặng của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Tập thể

- Tiền mặt: 05 triệu đồng/tập thể.

- Hiện vật: 500.000 đồng/tập thể.

Không

Gia đình, cá nhân

- Tiền mặt: 500.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân;

- Hiện vật: 150.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân.

- Tiền mặt: 01 triệu đồng/gia đình hoặc cá nhân.

- Hiện vật: 250.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân.

+ Tiền mặt: Tăng 500.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân;

+ Hiện vật: tăng 100.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân.

Quà tặng của Lãnh đạo Bộ, cơ quan trung ương

Tập thể

- Tiền mặt: 03 triệu đồng/tập thể;

- Hiện vật: 500.000 đồng/tập thể.

Không

Gia đình, cá nhân

- Tiền mặt: 500.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân;

- Hiện vật: 150.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân.

- Tiền mặt: 01 triệu đồng/gia đình hoặc cá nhân;

- Hiện vật: 250.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân.

+ Tiền mặt: Tăng 500.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân;

+ Hiện vật: tăng 100.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân.

2. Lùi thời điểm thực hiện chế độ điều dưỡng phục hồi sức khoẻ

Bên cạnh đề xuất tăng mức trợ cấp ưu đãi người có công từ 01/7/2023, dự thảo Nghị định sửa Nghị định 75 còn lùi thời điểm áp dụng chế độ điều dưỡng phục hồi sức khoẻ.

Cụ thể, chế độ điều dưỡng phục hồi sức khoẻ được thực hiện từ ngày 01/01/2022 theo khoản 3 Điều 15 Nghị định 75/2021/NĐ-CP. Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 2 dự thảo thì thời điểm này được quy định như sau:

3. Mức chi chế độ điều dưỡng theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng được quy định theo mức chuẩn tại Nghị định này và được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.

Như vậy, thay vì 01/01/2022 thì chế độ điều dưỡng phục hồi sức khoẻ sẽ được thực hiện từ 01/01/2024 nếu đề xuất này được thông qua.

Đồng thời, khoản 5 Điều 1 dự thảo cũng bổ sung về việc nộp thuế với dịch vụ điều dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người có công, thân nhân liệt sĩ.

Cụ thể: Dịch vụ này là đối tượng không phải nộp thuế giá trị gia tăng. Nguồn thu từ hoạt động điều dưỡng này của cơ sở điều dưỡng do ngành Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.

Theo dõi chi tiết mức hưởng trợ cấp ưu đãi hằng thái với người có công với các mạng, thân nhân của họ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B và trợ cấp ưu đãi một lần với người có công và thân nhân tại phụ lục ban hành kèm theo dự thảo Nghị định về chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

Trên đây là đề xuất tăng mức trợ cấp ưu đãi người có công từ 01/7/2023. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.