Đề xuất đồng loạt tăng học phí các cấp học từ năm 2021-2022

Học phí là khoản tiền mà người học phải nộp hằng năm để đảm bảo chi phí dịch vụ giáo dục, đào tạo. Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành dự thảo Nghị định về học phí trong cơ sở giáo dục quốc dân.

Giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo là số tiền phải trả cho từng dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục như học phí, giá dịch vụ tuyển sinh, giá dịch vụ hỗ trợ đào tạo…

Đề xuất tăng học phí nhiều bậc học từ năm 2021-2022
Đề xuất tăng học phí nhiều bậc học từ năm 2021-2022 (Ảnh minh họa)

Theo đó, học phí là khoản tiền mà người học hoặc gia đình người học phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí cho dịch vụ giáo dục, đào tạo. Mức học phí được xác định theo cơ chế giá dịch vụ.

Học phí các trường mầm non, giáo dục phổ thông công lập

Mức thu học phí của các đối tượng học sinh tại các cơ sở giáo dục này được thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ giữa Nhà nước và người học. Theo đó, khung học phí năm 2021-2022 được đề xuất như sau:

- Với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông chưa tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc đảm bảo chi thường xuyên nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng trong nước:

Đơn vị: nghìn đồng/sinh viên/tháng

Vùng

Năm học 2021-2022
Khung học phí giáo dục mầm non, phổ thông

Mầm non

Tiểu học

THCS

THPT

Thành thị

300-540

300-540

300-650

300-650

Nông thôn

100-220

100-220

100-270

200-330

Vùng dân tộc thiểu số và miền núi

50-110

50-110

50-170

100-220

- Với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và đạt kiểm định chất lượng trong nước hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng trong nước: Tối đa bằng 2 lần mức trần học phí nêu trên.

Từ năm học 2022 - 2023 trở đi, khung, học phí được điều chỉnh theo tỷ lệ tăng tối đa 7,5%/năm phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương và khả năng chi trả của người dân.

Học phí các trường đại học

- Với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước

Đơn vị: nghìn đồng/sinh viên/tháng

Khối ngành

Mức học phí năm học

2021-2022

2022-2023

2023-2024

2024-2025

2025-2026

Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên

1,25

1,41

1,59

1,79

2,02

Nghệ thuật

1,2

1,35

1,52

1,71

1,93

Kinh doanh và quản lý, pháp luật

1,25

1,41

1,59

1,79

2,02

Khoa học sự sống, khoa học tự nhiên

1,35

1,52

1,71

1,93

2,18

Toán, thống kê máy tính, công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến

1,45

1,64

1,85

2,09

2,36

Sức khỏe

1,85

2,09

2,36

2,66

3,0

Y dược

2,45

2,76

3,11

3,5

3,94

Nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, dịch vụ xã hội,  du lịch, khách sạn, thể dục thể thao.

1,2

1,5

1,69

1,91

2,15

- Với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư nhưng chưa đạt tiêu chí kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước: Mức học phí tối đa bằng 2 lần mức trần học phí nêu trên;

- Với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước: Mức học phí tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí nêu trên…

Dự kiến Nghị định này sẽ có hiệu lực từ năm 2021.

>> Năm 2021, trẻ mầm non có được miễn học phí không?

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Nhiều đề xuất mới liên quan đến tài khoản định danh điện tử được quy định mới từ 01/7/2024 tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử. Một trong số đó là đề xuất tài khoản định danh mức 2 có tên gọi mới từ 01/7/2024.

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử, ngoài các nội dung về Căn cước điện tử, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử thì một nội dung khác cũng rất đáng chú ý. Đó là đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2. Vậy cụ thể thế nào?