Đề xuất tăng hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số từ năm học tới

Dự thảo Nghị định về chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi… đề xuất tăng hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số từ năm học tới đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến đóng góp.

Đề xuất tăng hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số từ năm học tới​

So với quy định cũ tại Điều 5 Nghị định 116/2016/NĐ-CPĐiều 2 Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT-BTC-BGDĐT, mức hưởng chính sách với trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên đã tăng. Cụ thể, Điều 6 dự thảo quy định mức hưởng như sau:

STT

Tại dự thảo

Quy định đang áp dụng

Trẻ em nhà trẻ bán trú

Tiền ăn bữa chính, bữa phụ

360.000 đồng/Không quá 9 tháng/năm học

Không quy định

Học sinh bán trú và học viên bán trú

Tiền ăn

900.000 đồng/học sinh, học viên/Không quá 09 tháng/năm học

40% mức lương cơ sở/tháng/học sinh/Không quá 09 tháng/năm học

Tiền nhà ở

360.000 đồng/tháng/học sinh, học viên/Không quá 09 tháng/năm học

10% mức lương cơ sở/học sinh/tháng/Không quá 09 tháng/năm học/học sinh

Gạo

15kg gạo/học sinh, học viên/Không quá 09 tháng/năm học

15 kg/học sinh/tháng/Không quá 09 tháng/năm học/học sinh

Học sinh dân tộc nội trú, học sinh dự bị đại học

Học bổng

- Sinh viên cử tuyển; dự bị trường đại học, phổ thông dân tộc nội trú, học viên cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho thương binh, thường khuyết tật: 80% mức lương cơ sở/tháng

- Học viên là thương binh hộ nghèo học trong trường nghề dành cho thương binh, người khuyết tật: 100% mức lương cơ sở/tháng

- Học sinh tại trường dân tộc nội trú, trường dự bị đại học dân tộc: 80% mức lương cơ sở và 12 tháng trong năm.

- Chương trình dưới 01 năm/thời gian học không đủ 12 tháng: Tính theo số tháng thực tế.

Khen thưởng

  • Học sinh xuất sắc: 800.000 đồng/học sinh
  • Học sinh giỏi: 600.000 đồng/học sinh
  • Học sinh khá: 400.000 đồng
  • Học sinh giỏi: 600.000 đồng
  • Học sinh xuất sắc: 800.000 đồng

Cấp đồ dùng cá nhân, học phẩm

- Mỗi cấp học được cấp chăn, màn, đồ dùng cá nhân: 1,08 triệu đồng/học sinh/mỗi cấp học

- Vở, giấy, bút, dụng cụ học tập, 02 bộ quần áo đồng phục: 1,08 triệu đồng/học sinh/năm học.

- Chăn bông cá nhân;

- Màn cá nhân;

- Áo bông;

- Chiếu cá nhân;

- Nilon đi mưa;

- Quần, áo dài tay (đồng phục);

Hỗ trợ gạo

- 15kg/tháng/học sinh/Không quá 09 tháng/năm học

- Học sinh năm cuối cấp trung học phổ thông: Được hưởng đến tháng thi tốt nghiệp, không quá 10 tháng/năm học

Không quy định

Như vậy, nếu theo quy định cũ, mức hỗ trợ thường căn cứ theo mức lương cơ sở. Trước đây mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng; từ 01/7/2023 trở đi, mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng.

Trong khi đó, mức hỗ trợ của dự thảo được tính theo số tiền cụ thể và nếu so với mức lương cơ sở hiện nay thì số tiền được hưởng cũng sẽ cao hơn.

Riêng việc hỗ trợ gạo thì mức hỗ trợ cũng được giữ nguyên; hỗ trợ trang thiết bị thì ngoài việc quy ra những trang thiết bị cụ thể thì còn quy ra tổng số tiền giới hạn.

Lưu ý: Những chính sách này được đề xuất áp dụng từ năm học tới - năm học 2024 - 2025.

Đề xuất tăng hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số từ năm học tới
Đề xuất tăng hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số từ năm học tới (Ảnh minh hoạ)

Ai được đề xuất tăng hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số từ năm học tới?

Các đối tượng được hưởng chính sách nêu trên được nêu tại Điều 4 dự thảo gồm:

- Trẻ em bán trú:

  • Thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn ở các trường mầm non thuộc xã khu vực III, khu vực II, khu vực I, xã có thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển, hải đảo.
  • Trẻ em nhà trẻ người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo thường trú tại xã khu vực II, khu vực I vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đang học tại các trường mầm non thuộc xã khu vực III, khu vực II, khu vực I, xã có thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

- Học sinh bán trú tiểu học, trung học cơ sở: Bản thân, bố/mẹ/người giám hộ thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại:

  • Xã khu vực III, khu vực II, khu vực I, xã có thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển, hải đảo;
  • Nhà cách trường 4km (tiểu học) và 7km (trung học cơ sở) hoặc địa hình cách trở, giao thông khó khăn (phải đi qua biển, hồ, sông, suối, đèo, núi cao, vùng sạt lở đất đá).

- Học sinh trung học phổ thông: Là người dân tộc Kinh và hộ nghèo, dân tộc thiểu số mà bản thân và bố/mẹ/người giám hộ thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại trường trung học, nhà ở xa trường từ 10km trở lên/địa hình cách trở, giao thông khó khăn.

- Học sinh trung học phổ thông người dân tộc thiểu số họ nghèo mà bản thân và bố/mẹ/người giám hộ thường trú tại xã khu vực II, khu vực I vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đang học tại trường trung học, nhà ở xa trường từ 10km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn.

- Học viên trong độ tuổi học sinh trung học, học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở mà bản thân và bố/mẹ/người giám hộ thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại cơ sở giáo dục thường xuyên, nhà ở xã nơi học từ 7km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông khó khăn.

- Học viên trong độ tuổi học sinh trung học, là dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo hoặc người dân tộc thiểu số học chương trình giáo dục thường xuyên mà bản thân và bố/mẹ/người giám hộ thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại cơ sở giáo dục thường xuyên, nhà ở xa nơi học từ 10km trở lên/địa hình cách trở, giao thông khó khăn.

- Học sinh dân tộc nội trú đang học tại trường dân tộc nội trú hoặc cơ sở giáo dục phổ thông được cấp có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh dân tộc nội trú.

- Học sinh dự bị đại học.

Trên đây là đề xuất tăng hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số từ năm học tới. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Nhiều đề xuất mới liên quan đến tài khoản định danh điện tử được quy định mới từ 01/7/2024 tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử. Một trong số đó là đề xuất tài khoản định danh mức 2 có tên gọi mới từ 01/7/2024.

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử, ngoài các nội dung về Căn cước điện tử, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử thì một nội dung khác cũng rất đáng chú ý. Đó là đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2. Vậy cụ thể thế nào?