Đề xuất sửa Nghị định 59/2019/NĐ-CP về phòng, chống tham nhũng

Thanh tra Chính phủ đang dự thảo và lấy ý kiến về Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/2019/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Phòng, chống tham nhũng.

Ngày 22/7/2019, Chính phủ đã ban hành Công văn số 298/CP-V.I về việc đính chính Nghị định số 59/2019/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Phòng, chống tham nhũng. Trong đó, đính chính 05 nội dung của Nghị định này.

Tuy nhiên, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng việc đính chính nội dung của Nghị định 59 thông qua Công văn này là không phù hợp. Do đó, cần phải ban hành một Nghị định mới sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59.

Đề xuất sửa Nghị định 59/2019/NĐ-CP về phòng, chống tham nhũng
Đề xuất sửa Nghị định 59/2019/NĐ-CP về phòng, chống tham nhũng
(Ảnh minh họa)

Theo đó, Thanh tra Chính phủ đã dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 59/2019/NĐ-CP gồm các nội dung như sau:

- Thêm cụm từ “thẩm định” tại khoản 3 Điều 21 Nghị định 59/2019/NĐ-CP để bổ sung thêm thẩm quyền của Thanh tra Chính phủ khi các Bộ, tỉnh gửi kết quả đánh giá của ngành, cấp mình cho Thanh tra Chính phủ (ngoài việc tổng hợp như quy định hiện nay thì Thanh tra Chính phủ phải thực hiện thẩm định).

- Thay cụm từ “đình chỉ công tác” thành “đình chỉ việc” tại khoản 2 Điều 34 Nghị định 59/2019 nhằm đảm bảo chính xác mặt ngữ nghĩa của Điều khoản mà không làm thay đổi nội dung của khoản 2 Điều 34 Nghị định này.

- Khoản 1 Điều 48 Nghị định 59 về việc hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác được bỏ trường hợp “Kể từ ngày hết thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác mà không có kết luận về hành vi tham nhũng” để ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác hoặc tạm thời chuyển vị trí công tác khác.

Như vậy, dự thảo chỉ quy định một trường hợp duy nhất phải hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác hoặc tạm thời chuyển vị trí công tác là có kết luận người có chức vụ, quyền hạn không có hành vi tham nhũng.

- Bỏ trường hợp “hết thời gian tạm đình chỉ, tạm thời chuyển vị trí công tác khác” tại Điều 52 Nghị định 59 hoặc “hết thời gian tạm đình chỉ, tạm thời chuyển vị trí công tác khác mà không có kết luận hành vi tham nhũng” tại Công văn 298/CP-V.I để thống nhất với quy định tại Điều 48 nêu trên.

- Khái niệm vụ việc tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng được sửa đổi như sau:

Điểm d khoản 2 Điều 76 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định:

Vụ việc tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng là vụ việc mà người có hành vi tham nhũng bị xử lý bằng hình thức phạt tù từ trên 05 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Dự thảo đề xuất sửa:

Vụ việc tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng là vụ việc mà người có hành vi tham nhũng bị xử lý bằng hình thức phạt tù từ trên 15 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình

Trong khi đó, tại Công văn 298/CP-V.I trước đó, Chính phủ cũng đã đề cập đến nội dung này và đính chính như dự thảo đang đề xuất:

Vụ việc tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng là vụ việc mà người có hành vi tham nhũng bị xử lý bằng hình thức phạt tù từ trên 15 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình

Trên đây là những đề xuất sửa đổi Nghị định 59/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống tham nhũng. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.