Đề xuất sửa Luật Công an nhân dân: Sẽ tăng hạn tuổi phục vụ

Bộ Công an đang đề xuất kéo dài thời hạn công tác của một số vị trí làm việc trong Công an nhân dân và các nội dung đáng chú ý khác tại dự thảo Luật Công an nhân dân sửa đổi, bổ sung.


1. Đề xuất tăng hạn tuổi phục vụ của Công an nhân dân

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý được Bộ Công an đề xuất sửa Luật Công an nhân dân. Theo đó, tuổi phục vụ của Công an nhân dân đều tăng hơn so với quy định hiện nay. Cụ thể, hạn tuổi phục vụ trong Công an nhân dân như sau:

STT

Quy định hiện nay

Đề xuất

1

Không quy định

Bổ sung hạn tuổi phục vụ của đối tượng công nhân công an: Nam 62, nữ 60.

2

- Hạ sĩ quan: 45

- Cấp uý: 53

- Thiếu tá, Trung tá: Nam 55, nữ 53

- Thượng tá: Nam 58, nữ 55

- Đại tá: Nam 60, nữ 55

- Cấp tướng: 60

- Hạ sĩ quan: 47

- Cấp úy: 55

- Thiếu tá, trung tá: Nam 57, nữ 55

- Thượng tá: Nam 60, nữ 58

- Đại tá: Nam 62, nữ 60

- Cấp tướng: Nam 62; nữ 60

=> tuổi tăng so với hiện nay

3

Kéo dài hạn tuổi phục vụ với sĩ quan Công an nhân dân là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia cao cấp: Nam hơn 60 tuổi, nữ hơn 55 tuổi.

Kéo dài hạn tuổi phục vụ với sĩ quan Công an nhân dân là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia cao cấp: Nam hơn 62 tuổi; nữ hơn 60 tuổi.

4

Kéo dài tuổi phục vụ: Nam không quá 60 tuổi, nữ không quá 55 tuổi:

- Đủ phẩm chất, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, sức khoẻ tốt, tự nguyện.

- Đối tượng: Cấp uý, thiếu tá, trung tá, thượng tá.

- Đơn vị công an có nhu cầu.

Kéo dài tuổi phục vụ: Nam không quá 62 tuổi, nữ không quá 60 tuổi:

- Đủ phẩm chất, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, sức khoẻ tốt, tự nguyện.

- Đối tượng: Cấp uý, thiếu tá, trung tá, thượng tá. Các đối tượng đặc biệt khác do theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

- Đơn vị công an có nhu cầu.

5

Không quy định

- Lộ trình tăng hạn tuổi phục vụ:

  • Nam Công nhân công an, Đại tá, Cấp tướng tăng 03 tháng/năm.
  • Nữ Công nhân công an, Thượng tá, Đại tá tăng 04 tháng/năm.

- Còn lại tăng hạn tuổi phục vụ cao nhất khi Luật này có hiệu lực.

- Thời điểm tăng hạn tuổi phục vụ cao nhất tính từ 01/01/2021 nhưng không áp dụng với người đã nghỉ công tác trước ngày Luật có hiệu lực.

* Lưu ý: Nội dung in đậm là nội dung mới.

2. Sẽ thay đổi điều kiện xét thăng cấp bậc hàm trong công an

2.1 Thăng hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng

Quy định về việc xét phong, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an hiện đang quy định tại Điều 22 Luật Công an nhân dân năm 2018. Theo đó, khoản 4 Điều 22 Luật này quy định về điều kiện tuổi như sau:

4. Tuổi của sĩ quan được xét thăng cấp bậc hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng không quá 57; trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước.

Theo quy định này, tuổi để xét thăng từ Đại tá lên Thiếu tướng là không quá 57 mà tuổi phục vụ cao nhất của cấp Tướng là 60 tuổi nên để được thăng từ Đại tá lên Thiếu tướng phải còn ít nhất đủ 03 năm công tác.

Do đó, nếu đề xuất tăng hạn tuổi phục vụ cao nhất của sĩ quan Công an nhân dân nên cũng phải đề xuất sửa Luật Công an nhân dân theo hướng sửa đổi, bổ sung tuổi xét thăng cấp bậc hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng.

Đồng thời, do đề xuất lộ trình tăng hạn tuổi phục vụ không cố định nên cũng không quy định cụ thể độ tuổi tối đa để xét thăng cấp bậc hàm. Do đó, khoản 1 Điều 1 dự thảo sửa đổi như sau:

4. Sĩ quan được xét thăng cấp bậc hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng phải còn ít nhất đủ 03 năm công tác; trường hợp không đủ 03 năm công tác do Chủ tịch nước quyết định.

Đề xuất sửa Luật Công an nhân dân theo hướng tăng tuổi phục vụ (Ảnh minh hoạ)

2.2 Tiêu chí thăng cấp bậc hàm Tướng trước hạn

Tiêu chí xét thăng cấp bậc hàm trước hạn hiện đang quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Công an nhân dân gồm:

- Lập thành tích đặc biệt xuất sắc khi bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, chống tội phạm, nghiên cứu khoa học.

- Cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất của chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm.

Tuy nhiên, hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn thi hành áp dụng với chiến sĩ công an lập thành tích đặc biệt xuất sắc có cấp bậc hàm cấp Tướng mà chỉ quy định với cấp Tá trở xuống.

Do đó, dự thảo đã đề xuất sửa Luật Công an nhân dân theo hướng bổ sung thêm quy định như sau:

Chính phủ quy định cụ thể tiêu chí, tiêu chuẩn lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, xây dựng Công an nhân dân, nghiên cứu khoa học, công tác, học tập để xét thăng cấp bậc hàm cấp Tướng trước thời hạn

Theo đó, việc xét thăng cấp bậc hàm cấp Tướng trước hạn sẽ do Chính phủ quy định cụ thể.

3. Bổ sung 6 vị trí có cập bậc hàm cao nhất là cấp Tướng

Nội dung về cấp bậc hàm cao nhất nêu tại Điều 25 Luật Công an nhân dân được sửa đổi, bổ sung như sau:

- Bổ sung thêm đối tượng sĩ quan công an biệt phái được phê chuẩn chức vụ Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội giữ chức Thượng Tướng (quy định hiện nay chỉ quy định cấp bậc hàm cao nhất Thượng tướng áp dụng với Thứ trưởng Bộ Công an).

- Bổ sung thêm 05 chức vụ Thiếu tướng từ không quá 157 lên không quá 162 trong đó bao gồm Phó Cục trưởng và tương đương của các đơn vị trực thuộc Bộ Công an (hiện nay chỉ có số lượng không quá 157).

- Bổ sung thẩm quyền quy định cấp bậc hàm cấp Tướng đối với đơn vị được thành lập mới của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (hiện nay chỉ có thẩm quyền quy định cụ thể vị trí có cấp bậc hàm cao nhất là Trung tướng, Thiếu tướng chưa được quy định trong Luật).

Ngoài ra, dự thảo còn bỏ đối tượng là Trung đoàn trưởng có cấp bậc hàm cao nhất là Thượng tá, thay vào đó sẽ có cấp bậc hàm cao nhất là Đại tá.

Như vậy, nếu dự thảo được thông qua thì sẽ có thêm 06 vị trí có cấp bậc hàm cao nhất là cấp Tướng: 01 vị trí Thượng tướng; 05 vị trí Thiếu tướng.

Trên đây là đề xuất sửa Luật Công an nhân dân với nhiều nội dung đáng chú ý. Xem chi tiết dự thảo tại đây. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục