Đề xuất sửa Luật CCCD: Sẽ tích hợp ADN, giọng nói vào CCCD?

Thời gian gần đây, nhiều quy định mới liên quan đến Căn cước công dân (CCCD) đã được sửa đổi, áp dụng trong thực tế đặc biệt là CCCD gắn chip nhưng Luật CCCD thì chưa cập nhật những thay đổi này. Do đó, Bộ Công an đã đề xuất nhiều quy định sửa đổi Luật này.


1. Sẽ thêm nhiều thông tin vào thẻ CCCD của công dân

1.1 Bổ sung thêm thông tin của công dân trong thẻ CCCD

Hiện khoản 1 Điều 9 Luật Căn cước công dân năm 2014 sửa đổi bởi khoản 1 Điều 37 Luật Cư trú đang quy định các thông tin được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gồm:

- Họ, chữ đệm, tên khai sinh;

- Ngày, tháng, năm sinh; ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.

- Nơi đăng ký khai sinh; quê quán; dân tộc; tôn giáo; quốc tịch; nơi thường trú; nơi tạm trú; khai báo tạm vắng; nơi ở hiện tại;

- Giới tính.

- Tình trạng hôn nhân; quan hệ với chủ hộ.

- Nhóm máu.

- Họ, chữ đệm, tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân (CMND) của chủ hộ, thành viên trong hộ gia đình.

Và theo điểm a khoản 1 Điều 18 Luật CCCD quy định:

- Mặt trước thẻ CCCD có các thông tin về số thẻ, họ, chữ đệm, tên khai sinh, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú…

- Mặt sau: Thông tin về vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ CCCD.

Có thể thấy, hiện nay, khi tích hợp nhiều thông tin của cá nhân và với mục tiêu sử dụng CCCD thay thế cho một số giấy tờ khác của công dân thì những thông tin nêu trong Luật vẫn chưa đầy đủ, gây khó khăn cho quá trình sử dụng.

Đồng thời, thực tế cho thấy, có nhiều trường hợp công dân không có thông tin về ngày tháng sinh; không có nơi thường trú; không có địa chỉ quê quán rõ ràng… gây khó khăn cho việc sử dụng thống nhất CCCD thay cho các giấy tờ khác.

Bởi vậy, tại dự thảo này, Bộ Công an hiện đang đề xuất bổ sung thêm một số nhóm thông tin vào Cơ sở dữ liệu Căn cước gồm:

- Thông tin về sinh trắc học gồm mống mắt, ADN, giọng nói.

- Thông tin về người không quốc tịch nhưng đã sinh sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam (từ 05 năm trở lên).

- Tài khoản định danh điện tử của công dân Việt Nam…

1.2 Bổ sung giấy tờ được tích hợp vào CCCCD

Tại Quyết định số 06 của Thủ tướng Chính phủ, Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư sẽ tích hợp và thay thế từng bước các loại giấy tờ cá nhân gồm bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe, mã số chứng chỉ, giấy phép hành nghề, tiêm chủng, giáo dục, thẻ cán bộ, công chức, viên chức…

Ngoài ra, tại con chip của Căn cước công dân cũng kèm theo các tính năng như mở tài khoản, thanh toán, ví điện tử… trong lĩnh vực ngân hàng; điện nước, tài chính, viễn thông…

de xuat sua luat cccd


2. Sắp tới, trẻ em cũng sẽ được cấp thẻ CCCD gắn chip

Ngoài những bổ sung nêu trên, Bộ Công an cũng đề xuất cấp thẻ CCCD cho trẻ em dưới 14 tuổi. Theo khoản 1 Điều 19 Luật Căn cước công dân, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi sẽ được cấp thẻ CCCD.

Tuy nhiên, với những tiện ích mà thẻ CCCD gắn chip mang lại thì khi cấp thẻ CCCD cho trẻ dưới 14 tuổi sẽ tích hợp luôn trong quá trình đăng ký khai sinh.

Ngoài ra, khi trẻ thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh thì cũng được cấp luôn số định danh cá nhân. Đây cũng chính là số Căn cước công dân của trẻ theo khoản 2 Điều 16 Luật Hộ tịch và khoản 2 Điều 19 Luật Căn cước công dân.

Do đó, khi cấp thẻ CCCD cho trẻ dưới 14 tuổi và khi mới sinh thì đồng thời kết hợp cấp CCCD và cấp giấy khai sinh sẽ vừa tiết kiệm được chi phí, thời gian và nhân lực.

Trên đây là đề xuất sửa Luật CCCD của Bộ Công an. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Nhiều đề xuất mới liên quan đến tài khoản định danh điện tử được quy định mới từ 01/7/2024 tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử. Một trong số đó là đề xuất tài khoản định danh mức 2 có tên gọi mới từ 01/7/2024.

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử, ngoài các nội dung về Căn cước điện tử, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử thì một nội dung khác cũng rất đáng chú ý. Đó là đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2. Vậy cụ thể thế nào?