Thi tốt nghiệp THPT 2023: Thí sinh không còn được ra về sớm?

Hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến về dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Vậy dự thảo này đề xuất quy chế thi tốt nghiệp THPT 2023 có gì mới?


1. Thí sinh không được về trước khi hết giờ

Theo Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) được ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT, thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT phải có mặt đúng thời gian tại phòng thi và không được rời khỏi phòng thi trong suốt thời gian làm bài thi trắc nghiệm.

Riêng với môn tự luận thì có thể ra khỏi phòng thi cũng như khu vực thi sau khi hết 2/3 thời gian làm bài của buổi thi và phải nộp đầy đủ bài cùng đề và giấy nhạp trước khi ra khỏi phòng thi.

Theo Quy chế này, thí sinh sau khi làm xong bài thi, hết 2/3 thời gian làm bài thi tự luận thì có thể ra về sớm còn riêng thi trắc nghiệm thì phải chờ hết thời gian thi mới được về.

Tuy nhiên, để tránh những trường hợp lộ đề thi và các rủi ro khác không mong muốn, tại dự thảo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất quy chế thi tốt nghiệp THPT 2023 như sau:

k) Không được rời khỏi phòng thi trong suốt thời gian làm bài thi trắc nghiệm. Đối với buổi thi môn tự luận, thí sinh chỉ được ra khỏi phòng thi sau khi hết 2 phần 3 thời gian làm bài của buổi thi; phải nộp bài thi kèm theo đề thi, giấy nháp cho cán bộ coi thi trước khi ra khỏi phòng thi và phải ở tại phòng chờ trong suốt thời gian còn lại của buổi thi;

Vẫn giữ nguyên quy định, thi trắc nghiệm thì không được rời khỏi phòng thi trong suốt thời gian thi. Riêng phần thi tự luận, Quy chế mới đang đề xuất theo hướng, chỉ cho phép thí sinh ra khỏi phòng thi nhưng không được ra khỏi phòng chờ cho đến hết thời gian thi.

Theo đó, nếu có làm xong tự luận trong thời gian sau 2/3 thời gian của buổi thi, thí sinh cũng chỉ được ra khỏi phòng thi nhưng không đi rời khỏi khu vực thi mà phải chờ ở phòng chờ đến hết thời gian làm bài của buổi thi đó.

đề xuất quy chế thi tốt nghiệp THPT 2023

2. Sửa đối tượng được cộng điểm ưu tiên

Quy chế cũ

Đề xuất

Cộng 0,25 điểm

- Người Kinh, người nước ngoài có thường trú tại Việt Nam từ 03 năm trở lên ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc chương trình 135; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo; xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc, miền núi.

- Học ít nhất 2/3 thời gian học cấp THPT tại trường phổ thông không thuộc các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương.

- Người Kinh, người nước ngoài sống ở Việt Nam có ít nhất 2/3 thời gian học cấp 3 tại trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.

- Có nơi thường trú từ 03 năm trở lên ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc chương trình 135, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo; xã khu vực I, II, III và xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi.

Cộng 0,5 điểm

- Người dân tộc thiểu số, thường trú tại xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc chương trình 135; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo; xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc, miền núi.

- Đang học tại trường phổ thông dân tộc nội trú/trường phổ thông không thuộc các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương.

- Người dân tộc thiểu số học tại trường phổ thông dân tộc nội trú/trường phổ thông không thuộc các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương.

- Có nơi thường trú ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc chương trình 135, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo; xã khu vực I, II, III và xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi.

Lưu ý: Phần in nghiêng là nội dung mới được bổ sung.

3. Không còn được mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi

Cũng giống như Quy chế đang áp dụng, dự thảo đề xuất quy chế thi tốt nghiệp THPT 2023 cũng yêu cầu thí sinh mang vào phòng thi: Bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thể nhớ; Atlat Địa lí Việt Nam (môn địa lý).

Đặc biệt, dự thảo đã bỏ quy định, thí sinh được mang vào phòng thi:

các loại máy ghi âm, ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin nhưng không thể nghe, xem và không thể truyền, nhận được thông tin, tín hiệu âm thanh, hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác;

Như vậy, với đề xuất mới, bất kỳ thiết bị có chức năng ghi thông tin nào cũng không được phép mang vào phòng thi (trong khi trước đó vẫn cho phép một số loại thiết bị này).

4. Sửa hình thức đăng ký thi của thí sinh tự do

Về việc đăng ký dự thi, dự thảo cũng sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 13 Quy chế ban hành kèm Thông tư 15 như sau:

a) Đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Quy chế này ĐKDT trực tuyến hoặc ĐKDT trực tiếp tại trường phổ thông nơi học lớp 12 

Trong đó, đối tượng tại điểm a khoản 1 Điều 12 là người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi. Quy định cũ đang chỉ quy định đối tượng này đăng ký tại trường phổ thông nơi học lớp 12 mà không nói rõ áp dụng hình thức nào.

Như vậy, sắp tới, người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức thi tốt nghiệp THPT có thể được đăng ký dự thi online hoặc trực tiếp tại trường phổ thông nơi đã học lớp 12.

đề xuất quy chế thi tốt nghiệp THPT 2023

5. Thay đổi hồ sơ dự thi với thí sinh tự do

Ngoài việc sửa hình thức đăng ký dự thi tốt nghiệp của thí sinh đã học xong THPT, dự thảo còn sửa thành phần hồ sơ nộp đăng ký dự thi của đối tượng này:

- 02 Phiếu đăng ký dự thi giống nhau.

- Học bạ THPT/học bạ GDTX cấp THPT/phiếu kiểm tra của người học theo hình thức tự học với GDTX do Hiệu trưởng trường phổ thông cấp (bản chính/bản sao).

- Giấy chứng nhận hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích hợp lệ (nếu có).

- File ảnh hoặc 02 ảnh 4x6 (nếu đăng ký trực tiếp) kiểu Căn cước công dân được chụp trước 06 tháng tính đến thời gian nộp hồ sơ. Trong khi đó, quy định cũ là 02 ảnh cỡ 4x6.

Như vậy, so với quy định cũ, quy chế tại dự thảo đã không còn yêu cầu bản sao sổ đăng ký hộ khẩu thường trú để hưởng ưu tiên liên quan đến nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

Trên đây là tổng hợp 05 điểm đáng chú ý tại đề xuất quy chế thi tốt nghiệp THPT 2023. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết từ chuyên gia của LuatVietnam.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Nhiều đề xuất mới liên quan đến tài khoản định danh điện tử được quy định mới từ 01/7/2024 tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử. Một trong số đó là đề xuất tài khoản định danh mức 2 có tên gọi mới từ 01/7/2024.

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử, ngoài các nội dung về Căn cước điện tử, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử thì một nội dung khác cũng rất đáng chú ý. Đó là đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2. Vậy cụ thể thế nào?