Đề xuất 2 trường hợp DN bị kiểm tra đột xuất việc chấp hành Luật Tài nguyên nước

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến đóng góp về dự thảo Thông tư quy định việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước và thẩm định, nghiệm thu kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước, trong đó nổi bật phải để kể đến các đề xuất mới về kiểm tra việc chấp hành pháp luật tài nguyên nước.

1. Doanh nghiệp bị kiểm tra đột xuất nếu thuộc 2 trường hợp sau

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 3 dự thảo Thông tư quy định việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước và thẩm định, nghiệm thu kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước (sau đây gọi chung là dự thảo), tổ chức, cá nhân sẽ bị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật tài nguyên nước nếu thuộc một trong 02 trường hợp sau:

(1) Khi có chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.

(2) Khi phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Trong đó, dấu hiệu vi phạm để xác định đối tượng kiểm tra đột xuất được căn cứ vào:

- Chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên;

- Thông tin, dữ liệu quan trắc, giám sát từ hệ thống thông tin giám sát tài nguyên nước và hệ thống theo dõi, vận hành hồ chứa của cơ quan quản lý;

- Báo cáo định kỳ hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước của tổ chức, cá nhân;

- Quá trình thẩm định hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác tài nguyên nước; giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất và giấy phép thăm dò nước dưới đất;

- Quá trình tiếp nhận kê khai, đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước;

- Phản ánh, kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, các phương tiện truyền thông thông tin và các nguồn thông tin khác.

Ngay sau khi phát hiện dấu hiệu vi phạm, cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập đoàn kiểm tra đột xuất và tổ chức thực hiện kiểm tra hoặc có đề nghị đến cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện.

Đề xuất mới về kiểm tra việc chấp hành pháp luật tài nguyên nước
Đề xuất mới về kiểm tra việc chấp hành pháp luật tài nguyên nước (Ảnh minh họa)

2. 2 hình thức kiểm tra việc chấp hành pháp luật tài nguyên nước

Thêm một đề xuất mới về kiểm tra việc chấp hành pháp luật tài nguyên nước, Điều 3 dự thảo liệt kê cụ thể 02 hình thức kiểm tra việc chấp hành pháp luật tài nguyên nước như sau:

- Kiểm tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch kiểm tra đã được ban hành;

- Kiểm tra đột xuất được tiến hành khi có chỉ đạo của cấp có thẩm quyền hoặc khi phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước phải đảm bảo thực hiện theo kế hoạch, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền hoặc khi phát hiện dấu hiệu vi phạm; đảm bảo các quy định pháp luật có liên quan. Đặc biệt không được trùng lặp về phạm vi, thời gian với hoạt động thanh tra, kiểm tra cùng lĩnh vực đối với một đơn vị.

Các hình thức kiểm tra việc chấp hành pháp luật tài nguyên nước
Các hình thức kiểm tra việc chấp hành pháp luật tài nguyên nước (Ảnh minh họa)

3. Thẩm quyền kiểm tra chấp hành pháp luật về tài nguyên nước

Theo Điều 6 dự thảo, các cơ quan sau đây sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước của tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý. Cụ thể như sau

- Việc kiểm tra theo kế hoạch: Cục Quản lý tài nguyên nước tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến quản lý, bảo vệ, điều hòa, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra trên phạm vi cả nước.

- Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm: Cục Quản lý tài nguyên nước tổ chức kiểm tra đột xuất hoặc đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đối tượng kiểm tra tổ chức kiểm tra đột xuất.

- Cục Thủy lợi hoặc đơn vị chuyên môn giúp việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước đối với tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành các công trình, hệ thống công trình thủy lợi, công trình cấp nước nông thôn thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp hoặc đơn vị chuyên môn giúp việc theo phân cấp hoặc ủy quyền kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước đối với tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành các công trình khai thác, sử dụng nước, đập, hồ chứa thủy điện thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.

- Cục Hạ tầng kỹ thuật hoặc đơn vị chuyên môn giúp việc theo phân cấp hoặc ủy quyền kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước đối với tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành các công trình cấp, thoát nước đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung và khu chức năng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng.

- Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước trên phạm vi địa bàn tỉnh, tổ chức kiểm tra đột xuất và báo cáo kết quả theo đề nghị của Cục Quản lý tài nguyên nước.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước trên phạm vi địa bàn, tổ chức kiểm tra đột xuất và báo cáo kết quả theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước trên địa bàn, tổ chức kiểm tra đột xuất và báo cáo kết quả theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Trên đây là các đề xuất mới về kiểm tra việc chấp hành pháp luật tài nguyên nước. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 của LuatVietnam để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.

Đề xuất mới về báo cáo khai thác tài nguyên nước, doanh nghiệp cần lưu ý

Đề xuất mới về báo cáo khai thác tài nguyên nước, doanh nghiệp cần lưu ý

Đề xuất mới về báo cáo khai thác tài nguyên nước, doanh nghiệp cần lưu ý

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến đóng góp về dự thảo Thông tư hướng dẫn Luật Tài nguyên nước. Sau đây là một số đề xuất mới tại dự thảo Thông tư hướng dẫn Luật Tài nguyên nước, trong đó đáng chú ý có các quy định về chế độ báo báo hoạt động khai thác tài nguyên nước.

4 đề xuất mới đáng chú ý tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Giá 2023

4 đề xuất mới đáng chú ý tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Giá 2023

4 đề xuất mới đáng chú ý tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Giá 2023

Dự thảo Nghị định Quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giá hiện đang được lấy ý kiến công khai, dự kiến đưa vào áp dụng từ 01/7/2024. Sau đây là 04 đề xuất mới đáng chú ý tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Giá 2023.

Đề xuất 6 ngành công nghiệp trọng điểm được hưởng chính sách ưu đãi

Đề xuất 6 ngành công nghiệp trọng điểm được hưởng chính sách ưu đãi

Đề xuất 6 ngành công nghiệp trọng điểm được hưởng chính sách ưu đãi

Dự án Luật Công nghiệp trọng điểm hiện đang được lấy ý kiến trên Trang Thông tin điện tử Chính phủ, trong đó xác định 06 ngành công nghiệp trọng điểm được hưởng chính sách ưu đãi. Sau đây là một số đề xuất mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Công nghiệp trọng điểm.