Đi nghĩa vụ quân sự sẽ khám sức khoẻ theo quy định mới?

Bộ Y tế đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự thay thế cho Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP.

So với quy định hiện nay, dự thảo có một số nội dung đáng chú ý. Một trong số đó là quy định cụ thể về khám cận lâm sàng trong khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự.

Điểm b khoản 2 Điều 6 dự thảo đề xuất về nội dung khám cận lâm sàng gồm:

- Công thức máu; nhóm máu; đường máu;

- Chức năng gan (AST, ALT); chức năng thận (ure, creatinin);

- Viêm gan virus B (HBsAg), viêm gan virus C (anti-HCV);

- Nước tiểu toàn bộ (10 thông số); siêu âm ổ bụng tổng quát;

- Điện tim; X-quang tim phổi thẳng;

- Xét nghiệm HIV, ma tuý (test ma túy tổng hợp).

Trong khi đó, Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP hiện hành chỉ quy định:

Trường hợp cần xét nghiệm cận lâm sàng phục vụ cho kết luận sức khỏe theo yêu cầu của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, bao gồm cả xét nghiệm phát hiện ma túy

Do đó, đây là những nội dung mới được bổ sung so với quy định hiện nay.

de xuat moi nhat ve kham suc khoe nghia vu quan su


Ngoài ra, nếu cần phải khám theo yêu cầu chuyên môn thì còn có thể làm thêm các xét nghiệm cần thiết khác để giúp cho việc kết luận sức khoẻ được chính xác. Đây cũng là nội dung mới được đề xuất so với quy định hiện nay.

Đồng thời, nếu người đi nghĩa vụ quân sự khám sức khoẻ mà mắc bệnh tật chưa được phân loại trong phụ lục ban hành kèm theo bảng số 2 của dự thảo, Hội đồng khám sức khoẻ thảo luận tập thể, đánh giá đầy đủ, toàn diện các cơ quan bị bệnh, khả năng sinh hoạt, lao động để tiên lượng mức độ tiến triển bệnh tật để kết luận phân loại sức khoẻ phù hợp.

Như vậy, Bộ Y tế đã đề xuất cụ thể các nội dung khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự hơn quy định hiện nay.

Về yêu cầu với công dân khi đi kiểm tra, khám sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự, Điều 9 dự thảo đã bổ sung thêm giấy tờ cần phải xuất trình so với quy định hiện nay:

- Lệnh gọi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện (như quy định hiện nay tại Thông tư liên tịch số 16).

- Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân (bổ sung thêm thẻ Căn cước công dân so với quy định hiện nay).

- Các loại giấy tờ khác liên quan đến sức khoẻ cá nhân (nếu công dân đi khám sức khoẻ có) để giao cho Hội đồng khám sức khoẻ hoặc tổ kiểm tra sức khoẻ nghĩa vụ quân sự (quy định này giữ nguyên như hiện nay tại Thông tư liên tịch số 16).

Có thể thấy, so với quy định hiện nay, Bộ Y tế đã bổ sung thêm một số nội dung đáng chú ý, cụ thể hơn về việc khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự của công dân. Còn các nội dung khác vẫn giữ nguyên như Thông tư 16 hiện nay.

Trên đây là đề xuất mới nhất về khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Luật Nghĩa vụ quân sự: 10 thông tin cần biết

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất: Tăng tiền trực cho cán bộ y tế, bác sĩ phẫu thuật gấp 3 lần

Đề xuất: Tăng tiền trực cho cán bộ y tế, bác sĩ phẫu thuật gấp 3 lần

Đề xuất: Tăng tiền trực cho cán bộ y tế, bác sĩ phẫu thuật gấp 3 lần

Tại dự thảo mới đây, Bộ Y tế đã đề xuất tăng tiền phụ cấp mổ, trực và phụ cấp tiền ăn cho nhân viên y tế gấp 02 - 03 lần so với hiện hành, nhằm đảm bảo thu nhập. Nội dung bài viết dưới đây sẽ thông tin cụ thể về điều này.

Đề xuất cách công dân tự tra cứu thông tin dân cư của mình

Đề xuất cách công dân tự tra cứu thông tin dân cư của mình

Đề xuất cách công dân tự tra cứu thông tin dân cư của mình

Bộ Công an đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư về kết nối, chia sẻ, trao đổi thông tin, dữ liệu số với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Theo đó có đề xuất cụ thể các công dân tự tra cứu thông tin của mình trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.