Đề xuất mới về giấy chứng nhận căn cước: Cấp cho ai? Thủ tục thế nào?

Giấy chứng nhận căn cước là giấy tờ đươc cấp khi Luật Căn cước năm 2024 chính thức có hiệu lực. Vậy giấy này là gì? Đề xuất mới về thủ tục cấp giấy chứng nhận căn cước như thế nào?

1. Ai được cấp giấy chứng nhận căn cước?

Theo Điều 30 Luật Căn cước số 26/2023/QH15, giấy chứng nhận căn cước được cấp cho đối tượng đáp ứng điều kiện sau:

  • Là người có gốc Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch.
  • Đã sinh sống liên tục từ 06 tháng trở lên tại đơn vị hành chính cấp xã/cấp huyện nếu nơi đó không có đơn vị hành chính cấp xã.

Trong đó, thông qua giấy chứng nhận căn cước, nội dung quản lý bao gồm:

  • Thu thập thông tin về căn cước cùa đối tượng được cấp giấy chứng nhận căn cước gồm các thông tin về nhân thân, lai lịch, nhân dạng và sinh trắc học của một người…
  • Cập nhật, khai thác, điều chỉnh, sử dụng các thông tin về căn cước của đối tượng này đã được thu thập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước.
  • Xác lập số định danh cá nhân
  • Cấp, cấp lại, cấp đổi, thu hồi, giữ, trả lại giấy chứng nhận căn cước…
Đề xuất mới về thủ tục cấp giấy chứng nhận căn cước thế nào? (Ảnh minh họa)

2. Đề xuất mới về thủ tục cấp giấy chứng nhận căn cước

Hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận căn cước đang được Bộ Công an đề xuất tại Điều 27 dự thảo Nghị định thi hành Luật Căn cước mới nhất. Cụ thể, trình tự, thủ tục như sau:

- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:

Cơ quan công an quản lý căn cước nơi công dân cư trú thuộc công an cấp huyện hoặc cấp tỉnh.

Tại chỗ ở/cơ quan, đơn vị, cấp xã của người được cấp giấy xác nhận căn cước nếu cần thiết.

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đề nghị cấp giấy chứng nhận căn cước tại cơ quan công an quản lý căn cước nơi minh sinh sống.

Bước 2: Điền đầy đủ tờ khai thu nhận thông tin căn cước

Bước 3: thông tin trong tờ khai sẽ được kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành để xác định chính xác người cần cấp giấy này.

Ngoài ra, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch phải xuất trình các loại giấy tờ, tài liệu chứng minh nhân thân nếu đối tượng được cấp giấy chứng nhận căn cước chưa có thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Bước 4: Công dân sẽ được chụp ảnh khuôn mặt, lấy dấu vân tay, mống mắt.

Bước 5: Kiểm tra đầy đủ lại thông tin của bản thân vào tờ khai thu nhận thông tin căn cước và ký, ghi rõ họ tên.

Bước 6: Nhận giấy hẹn trả giấy chứng nhận căn cước. Sau thời hạn quy định trong giấy hẹn, công dân đến địa điểm ghi trong giấy hẹn để nhận hoặc có thể đến nhận tại địa điểm khác nếu có nhu cầu.

- Thời hạn cấp lần đầu: Không quá 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận thông tin kê khai. Nếu cần thiết thì có thể kéo dài nhưng thời hạn tối đa là không quá 60 ngày.

3. 3 thông tin về giấy chứng nhận căn cước

Ngoài đề xuất thủ tục cấp giấy chứng nhận căn cước, do loại giấy tờ này là loại giấy tờ hoàn toàn mới nên dưới đây là một số thông tin liên quan, gồm:

3.1 Giấy chứng nhận căn cước gồm những thông tin gì?

Các thông tin được in trên giấy chứng nhận căn cước được nêu tại khoản 3 Điều 30 Luật Căn cước năm 2023 gồm:

d) Ảnh khuôn mặt, vân tay;

đ) Số định danh cá nhân;

e) Họ, chữ đệm và tên;

g) Ngày, tháng, năm sinh;

h) Giới tính;

i) Nơi sinh;

k) Quê quán;

l) Dân tộc;

m) Tôn giáo;

n) Tình trạng hôn nhân;

o) Nơi ở hiện tại;

p) Họ, chữ đệm và tên, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng, người đại diện hợp pháp, người giám hộ, người được giám hộ;

q) Ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp;

r) Thời hạn sử dụng.

3.2 Giấy chứng nhận căn cước có thời hạn sử dụng bao lâu?

Theo khoản 3 Điều 34 dự thảo Nghị định thi hành Luật Căn cước, giấy chứng nhận căn cước có thời hạn sử dụng 01 năm kể từ ngày được cấp.

Nếu người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch thì được cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận căn cước trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

3.3 Đề xuất mẫu giấy chứng nhận căn cước

Mới đây, mẫu giấy chứng nhận căn cước vừa được Bộ Công an đề xuất tại dự thảo Thông tư về mẫu thẻ Căn cước và mẫu giấy chứng nhận căn cước.

Theo đó, giấy này sẽ có hình dạng như sau:

Trên đây là thông tin cơ bản về giấy chứng nhận căn cước cũng như các đề xuất về thủ tục cấp giấy chứng nhận căn cước và mẫu giấy này. Những thủ tục và mẫu giấy hiện tại đang được lấy ý kiến mà chưa chính thức áp dụng. LuatVietnam sẽ cập nhật sớm nhất các thông tin liên quan.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục