Đề xuất mới về báo cáo khai thác tài nguyên nước, doanh nghiệp cần lưu ý

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến đóng góp về dự thảo Thông tư hướng dẫn Luật Tài nguyên nước. Sau đây là một số đề xuất mới tại dự thảo Thông tư hướng dẫn Luật Tài nguyên nước, trong đó đáng chú ý có các quy định về chế độ báo báo hoạt động khai thác tài nguyên nước.

1. Trong báo cáo năm không yêu cầu báo cáo hoạt động xả nước thải

Hiện nay, theo Thông tư 31/2018/TT-BTNMT, định kỳ hằng năm, các doanh nghiệp đưcọ cấp giấy phép tài nguyên nước phải báo cáo hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và gửi về Cục Quản lý tài nguyên nước đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30/01 của năm tiếp theo.

Tuy nhiên, theo dự thảo Thông tư mới, từ ngày 01/7/2024, doanh nghiệp chỉ phải định kỳ báo cáo hoạt động khai thác tài nguyên nước, tức bao gồm nội dung về tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước mà không yêu cầu nội dung về tình hình xả nước thải vào nguồn nước.

Thay thế cho yêu cầu báo cáo đối với hoạt động  xả nước thải vào nguồn nước, dự thảo Thông tư mới đã bổ sung yêu cầu báo cáo đối với hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước biển.

Theo đó, doanh nghiệp phải tổng hợp được các đặc trưng về lưu lượng khai thác, sử dụng nước biển (lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình ngày) thực tế của công trình theo từng tháng và tổng lượng khai thác trong năm báo cáo cho từng mục đích khai thác sử dụng. Việc tổng hợp thông tin, số liệu thực hiện theo các Biểu mẫu số 24 và 25 ban hành tại Phụ lục kèm theo Thông tư mới.

Đề xuất mới tại dự thảo Thông tư hướng dẫn Luật Tài nguyên nước (Ảnh minh họa)

2. Điều chỉnh phạm vi bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước dưới đất

So với quy định hiện hành tại Thông tư số 24/2016/TT-BTNMT, dự thảo Thông tư hướng dẫn Luật Tài nguyên nước năm 2023 đã chia nhỏ quy mô khai thác để xác định phạm vi bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước dưới đất cho phù hợp với từng công trình.

Cụ thể:

- Đối với giếng khoan trong tầng chứa nước có áp: Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt ≥ 3m tính từ miệng giếng.

- Đối với giếng khoan trong tầng chứa nước không áp và giếng đào, hành lang, mạch lộ, hang động: Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt được xác định như sau:

  • Từ 10 m3/ngày đêm đến dưới 200 m3/ngày đêm: ≥ 5 m tính từ miệng giếng hoặc mép bờ của hành lang, mạch lộ, hang động khai thác nước dưới đất.
  • Từ 200 m3/ngày đêm đến dưới 1.000 m3/ngày đêm: ≥ 10 m tính từ miệng giếng hoặc mép bờ của hành lang, mạch lộ, hang động khai thác nước dưới đất;
  • Từ 1.000 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm: ≥ 20 m tính từ miệng giếng hoặc mép bờ của hành lang, mạch lộ, hang động khai thác nước dưới đất
  • Từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên: ≥  30 m tính từ miệng giếng hoặc mép bờ của hành lang, mạch lộ, hang động khai thác nước dưới đất.

Hiện nay quy định:

- Công trình khai thác nước dưới đất để cấp cho sinh hoạt có quy mô trên 10 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm: Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt ≥ 20 m tính từ miệng giếng.

- Công trình khai thác nước dưới đất để cấp cho sinh hoạt có quy mô từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên: Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt ≥ 30 m tính từ miệng giếng.
Phạm vi bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt (Ảnh minh họa)

3. Trách nhiệm đối với doanh nghiệp có công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Tại Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15, nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân nghiên cứu giải pháp và thực hiện việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất. Theo dự thảo thông tư mới, các doanh nghiệp vận hành công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất phải thực hiện các trách nhiệm sau đây:

- Xây dựng quy trình kỹ thuật, quản lý, vận hành và kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố ô nhiễm nguồn nước trong quá trình vận hành.

- Định kỳ bảo trì, bảo dưỡng công trình bổ sung nhân tạo bảo đảm công trình luôn được duy trì hoạt động bình thường.

- Theo dõi, giám sát mực nước, chất lượng nước và điều tiết lượng nước bổ sung nhân tạo nước dưới đất phù hợp khả năng hấp thụ của tầng chứa nước.

- Định kỳ hằng năm báo cáo kết quả và hiệu quả việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất về Sở Tài nguyên và Môi trường và Cục Quản lý tài nguyên nước.

Trên đây là một số đề xuất mới tại dự thảo Thông tư hướng dẫn Luật Tài nguyên nước. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được tư vấn, giải đáp chi tiết.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.