Vẫn có huyện, xã không bắt buộc sáp nhập? (đề xuất mới nhất)

Dự thảo Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 do Bộ Nội vụ soạn thảo hiện đang được thẩm định hồ sơ. Trong đó vẫn có huyện, xã không bắt buộc sáp nhập.

Huyện, xã nào không bắt buộc sáp nhập?

Bên cạnh những trường hợp bắt buộc phải sắp xếp đơn vị hành chính thì tại Điều 4 dự thảo Nghị quyết vẫn có trường hợp huyện xã không bắt buộc sáp nhập trong giai đoạn 2023-2030 gồm:

- Huyện, xã thuộc diện sắp xếp nhưng có một trong các yếu tố đặc thù sau đây:

  • Có vị trí biệt lập (toàn bộ địa giới đi qua núi, sông, suối, hồ, biển, giao thông không thuận lợi với các huyện, xã liền kề) với các huyện, xã khác.
  • Có đường địa giới đơn vị hành chính đã ổn định trước 1945, chưa thay đổi, điều chỉnh lần nào từ đó đến nay.
  • Cấp xã được công nhận là xã, phường, thị trấn trọng điểm về quốc phòng, an ninh hoặc trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự. Cấp huyện có từ 50% cấp xã trở lên được công nhận là xã, phường, thị trấn trọng điểm về an ninh, quốc phòng hoặc xã, phường, thị trấn phức tạp, trọng điểm về an ninh trật tự.
  • Nông thôn đã được phê duyệt quy hoạch phát triển thành đô thị trong giai đoạn 2023-2030 (gồm cả nông thôn đã được nhập vào đô thị).

- Huyện, xã đã được sắp xếp trong giai đoạn trước đó là giai đoạn 2019 - 2021 thì không bị sáp nhập trong giai đoạn 2023-2035.

- Huyện xã đã sắp xếp trong hai giai đoạn 2019-2021 và 2023-2025 thì không bắt buộc sáp nhập trong giai đoạn 2026-2030.

Tuy nhiên, nếu địa phương vẫn có nhu cầu sắp xếp để tổ chức cấp huyện, cấp xã một cách hợp lý nhằm đảo bảo điều kiện thuận lợi nhất thì có thể vẫn được xem xét, quyết định sau khi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Chính phủ để trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Huyện xã nào sẽ bị sáp nhập, không bắt buộc sáp nhập? (Ảnh minh hoạ)

Đề xuất huyện xã sẽ bị sáp nhập trong giai đoạn 2025-2030

Việc sáp nhập sẽ được chia thành hai giai đoạn là: Giai đoạn 2023-2025 và giai đoạn 2026-2030, cụ thể:

Giai đoạn 2023-2025

- Cấp huyện, cấp xã: Có diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% tiêu chuẩn của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13. Trong đó, tiêu chuẩn của Nghị quyết 1211 gồm:

Tiêu chuẩn

Cấp huyện

Cấp xã

Quy mô dân số

- Huyện miền núi, vùng cao: Từ 80.000 người trở lên.

- Huyện còn lại: Từ 120.000 người trở lên.

- Xã miền núi, vùng cao: Từ 5.000 người trở lên.

- Xã còn lại: Từ 8.000 người trở lên.

Diện tích tự nhiên

- Huyện miền núi, vùng cao: Từ 850km2 trở lên.

- Huyện còn lại: Từ 450 km2 trở lên.

- Xã miền núi, vùng cao: Từ 50 km2 trở lên.

- Xã còn lại: Từ 30 km2 trở lên.

Đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc

- Từ 13 đơn vị trở lên.

- Có ít nhất 01 thị trấn.

Không quy định

- Cấp huyện: Có diện tích tự nhiên dưới 20%, quy mô dân số dưới 200% tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.

- Cấp xã: Có diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.

Giai đoạn 2026-2030

- Cấp huyện, cấp xã: Có diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 100% tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.

- Cấp huyện: Có diện tích tự nhiên dưới 30% và quy mô dân số dưới 200% tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.

- Cấp xã: Có diện tích tự nhiên dưới 30% và quy mô dân số dưới 300% tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.

Ngoài ra, dự thảo cũng khuyến khích sắp xếp đơn vị hành chính không thuộc các trường hợp nêu trên nếu muốn giảm số lượng đơn vị hành chính, tăng quy mô đơn vị hành chính, tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, tạo thuận lợi cho việc quản lý Nhà nước, đời sống của Nhân dân.

Trên đây là đề xuất huyện xã sẽ bị sáp nhập trong giai đoạn 2025-2030. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục