Tiếp tục đề xuất giảm thêm 2 loại thuế để hạ nhiệt giá xăng?

Do tình hình giá bán xăng dầu trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp nên Bộ Tài chính lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết giảm thêm 02 loại thuế với giá xăng, dầu.

Xăng dầu đang chịu bao nhiêu loại thuế, phí?

Căn cứ khoản 27 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP, giá bán xăng dầu hiện đang được tính dựa theo các yếu tố: Cơ chế thị trường, sự điều tiết của Nhà nước thông qua Quỹ bình ổn giá xăng dầu; diễn biến giá xăng dầu thế giới và tình hình kinh tế xã hội trong thời kì.

Trong đó, yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá bán xăng dầu là giá xăng dầu trên thế giới và các loại thuế, phí cũng như việc áp dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu:

- Thời gian này mặc dù giá xăng, dầu có xu hướng giảm so với thời điểm đầu năm 2022 nhưng tình hình giá xăng dầu thô trên thế giới vẫn diễn biến khá phức tạp.

- Quỹ bình ổn giá xăng dầu: Mức trích lập này được sử dụng, điều chỉnh một cách linh hoạt, phù hợp tình hình thực tế tại thời điểm điều hành giá xăng dầu (hiện đang điều chỉnh theo tần số 03 lần/tháng).

- Xăng dầu hiện đang phải chịu các loại thuế, phí: Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường và thuế giá trị gia tăng. Có thể thấy, so với nhiều nước thì tỷ trọng thuế của nước ta còn đang thấp hơn mức bình quân chung.

  • Thuế bảo vệ môi trường: Theo Nghị quyết số 20/2022/UBTVQH15, hiện mức thuế bảo vệ môi trường đang được giảm “kịch khung” đến hết ngày 31/12/2022 cụ thể như sau:

STT

Hàng hóa

Mức thuế

(đồng/lít hoặc đồng/kg)

1

Xăng, trừ etanol

1.000

2

Nhiên liệu bay

1.000

3

Dầu diesel

500

4

Dầu hỏa

300

5

Dầu mazut

300

6

Dầu nhờn

300

7

Mỡ nhờn (kg)

300

  • Thuế nhập khẩu: Theo Nghị định số 51/2022/NĐ-CP, Chính phủ đã quyết định giảm thuế nhập khẩu ưu đãi với mặt hàng xăng (nhóm 27.10) từ 20% xuống 10% nhằm thực hiện việc ổn định giá xăng dầu trong nước.
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt: Căn cứ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, loại thuế này chỉ áp dụng với xăng mà không áp dụng với các loại dầu. Mức thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng là 10%, xăng E5 là 8% và xăng E10 là 7%.
  • Thuế giá trị gia tăng: Hiện thuế giá trị gia tăng đang áp dụng 03 mức là 0% (hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu), 5% (hàng hoá, dịch vụ thiết yếu như nước sạch…) và 10% (các hàng hoá, dịch vụ còn lại).

Xăng, dầu vẫn đang chịu chịu mức thuế giá trị gia tăng 10% do không thuộc các trường hợp được giảm 2% thuế giá trị gia tăng theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP do đây là hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Có thể thấy, việc điều chỉnh giảm thuế là biện pháp tình thế, có tác dụng nhất thời vì giá xăng dầu trong nước không chỉ chịu ảnh hưởng của các loại thuế mà còn “lên xuống” theo giá xăng dầu của thế giới.

Đề xuất giảm thêm 2 loại thuế nào với xăng dầu?

Mặc dù theo phân tích ở trên, việc giảm các loại thuế chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn nhưng đây vẫn được xem là một trong các biện pháp cần thiết phải thực hiện để ổn định giá bán lẻ xăng, dầu trong nước.

Do đó, bên cạnh các phương án giảm thuế đã thực hiện trước đó là giảm thuế bảo vệ môi trường, giảm thuế giá trị gia tăng (dù không áp dụng với giá xăng, dầu nhưng góp phần ổn định giá cả trên thị trường), Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất giảm thêm hai loại thuế nữa tại dự thảo lần này. Đó là:

- Thuế tiêu thụ đặc biệt.

- Thuế giá trị gia tăng.

Cụ thể, Điều 1 dự thảo quy định như sau:

Giảm tối đa 50% mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng (bao gồm cả xăng E5, E10) và giảm tối đa 50% mức thuế giá trị gia tăng đối với xăng các loại, nhiên liệu bay, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn

Như vậy, theo quy định này, thuế tiêu thụ đặc biệt (áp dụng cả với xăng E5, E10) và thuế giá trị gia tăng (áp dụng cả xăng, dầu…) sẽ được giảm tối đa 50% so với mức thuế hiện tại đang áp dụng. Tuy nhiên, để biết giảm cụ thể bao nhiêu thì sẽ do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định mức giảm cụ thể là bao nhiêu.

Theo Tờ trình của Bộ Tài chính về dự thảo này, Bộ Tài chính đưa ra hai phương án như sau:

Phương án 1: Giảm 50% thuế tiêu thụ đặc biệt và giảm 20% thuế giá trị gia tăng trong 06 tháng kể từ ngày Nghị quyết có hiệu lực. Cụ thể:

STT

Mặt hàng

Mức giảm

Thuê tiêu thụ đặc biệt (giảm 50%)

1

Xăng

Từ 10% xuống 5%

2

Xăng E5

Từ 8% xuống 4%

3

Xăng E10

từ mức 7% xuống 3,5% làm tròn xuống là 3%.

Thuế giá trị gia tăng (giảm 2%)

1

Xăng các loại, nhiên liệu bay, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn

Từ 10% xuống 8%

Phương án 2: Giảm 50% thuế tiêu thụ đặc biệt và giảm 50% thuế giá trị gia tăng trong 06 tháng kể từ ngày Nghị quyết có hiệu lực:

STT

Mặt hàng

Mức giảm

Thuê tiêu thụ đặc biệt (giảm 50%)

1

Xăng

Từ 10% xuống 5%

2

Xăng E5

Từ 8% xuống 4%

3

Xăng E10

từ mức 7% xuống 3,5% làm tròn xuống là 3%.

Thuế giá trị gia tăng (giảm 5%)

1

Xăng các loại, nhiên liệu bay, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn

Từ 10% xuống 5%

Trên đây là đ xuất giảm thêm thuế với giá xăng dầu trong 6 tháng theo đề nghị của Bộ Tài chính. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục