Thông tin công chức sẽ cập nhật lên Cổng dịch vụ công quốc gia?

Dự thảo Thông tư và Quy chế cập nhật, sử dụng, khai thác dữ liệu, thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức hiện đang được Bộ Nội vụ lấy ý kiến đóng góp.

Đề xuất cổng dịch vụ công quốc gia tích hợp thông tin công chức

Để triển khai cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG), tại Quyết định 893, Thủ tướng Chính phủ đã đặt mục tiêu đến năm 2023, sử dụng sơ yếu lý lịch điện tử thay thế sơ yếu lý lịch giấy, giảm kê khai hồ sơ, sơ yếu lý lịch khi thực hiện tuyển dụng, nâng ngạch, chuyển ngạch… cho cán bộ, công chức, viên chức.

Đồng thời, Quy định này cũng đặt ra mục tiêu kết nối, chia sẻ dữ liệu vứi cổng dịch vụ công, cơ sở dữ liệu quốc gia khác và cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức để thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu.

Theo đó, tại dự thảo này, Bộ Nội vụ đề xuất tại Điều 8 dự thảo như sau:

Cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức khai thác, sử dụng dữ liệu Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước qua Cổng dữ liệu quốc gia, cổng dịch vụ công quốc gia, cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ, Cổng thông tin điện tử của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định

Như vậy, để được khai thác, sử dụng dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức, có thể thực hiện trên các trang web sau đây:

- Cổng dữ liệu quốc gia.

- Cổng dịch vụ công quốc gia.

- Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ; của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Như vậy, có thể thấy, Bộ Nội vụ đang đề xuất cổng dịch vụ công quốc gia tích hợp thông tin của công chức, cán bộ, viên chức trong đó có lý lịch cán bộ, công chức, viên chức.

Khi đó, cán bộ, công chức, viên chức sẽ được cấp tài khoản cá nhân là tên định danh và mật khẩu để đăng nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước.

Đề xuất cổng dịch vụ công quốc gia tích hợp thông tin công chức
Hình ảnh khai trương hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức

Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức sẽ phải được quyền:

- Khai thác thông tin, dữ liệu cá nhân của mình mà không cần cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý hồ sơ đồng ý bằng văn bản nhưng bản thân người đó phải tự chịu trách nhiệm bảo đảm bí mật thông tin tài khoản được cấp.

- Được khai thác sử dụng thông tin cá nhân của cán bộ, công chức, viên chức khác nếu có được sự đồng ý của người đó hoặc của cơ quan, tổ chức.

Tuy nhiên, cần lưu ý không được vi phạm các hành vi sau đây:

- Cung cấp thông tin không đúng sự thật.

- Phá hoại hoặ cản trở quá trình vận hành, duy trì ổn định, liên tục của CSDLQG về cán bộ, công chức, viên chức.

- Truy cập trái phép vào CSDLQG về cán bộ, công chức, viên chức; sao chép, làm sai lệch thông tin, thay đổi hoặc xoá, huỷ dữ liệu trái phép.

- Tiết lộ, sự dụng hoặc khai thác thông tin từ CSDLQG không đúng quy định, xâm phạm quyền riêng tư, bí mật cá nhân và gia đình của cán bộ, công chức, viên chức…

Năm 2023 sẽ hoàn thành CSDLQG về cán bộ, công chức, viên chức?

Đây là mục tiêu được Bộ Nội vụ đặt ra tại Quyết định số 84 về kế hoạch chuyển đổi số. Đồng thời, triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu CSDLQG về cán bộ, công chức, viên chức với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ sở dữ liệu quốc gia khác.

Và các cơ quan, tổ chức hiện đang kiến nghị sẽ thực hiện mục tiêu này trước ngày 30/6/2023.

Cũng tại kế hoạch này, Bộ Nội vụ đặt ra mục tiêu hoàn thiện nền tảng quản trị cho phép cán bộ, công chức, viên chức chỉ phải đăng nhập một lần mà được trải nghiệm xuyên suốt, đồng bộ các chức năng gồm:

- Thư điện tử, văn bản điện tử.

- Lịch làm việc, họp trực tuyến, nhắc việc.

- Chia sẻ tệp tin.

- Chức năng khác hỗ trợ công vụ.

Bài viết trên đây trình bày chi tiết về đề xuất cổng dịch vụ công quốc gia tích hợp thông tin của công chức, cán bộ, viên chức và mục tiêu đặt ra là sẽ hoàn thiện trong năm 2023. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Nhiều đề xuất mới liên quan đến tài khoản định danh điện tử được quy định mới từ 01/7/2024 tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử. Một trong số đó là đề xuất tài khoản định danh mức 2 có tên gọi mới từ 01/7/2024.

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử, ngoài các nội dung về Căn cước điện tử, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử thì một nội dung khác cũng rất đáng chú ý. Đó là đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2. Vậy cụ thể thế nào?