Đề xuất chế độ tinh giản biên chế: Có thay đổi gì không?

Đề xuất chế độ tinh giản biên chế tại dự thảo Nghị định về tinh giản biên chế vừa được Bộ Nội vụ lấy ý kiến có một số nội dung dáng chú ý tại bài viết dưới đây.

1. Về hưu trước tuổi

Một trong những đề xuất chế độ tinh giản biên chế đáng chú ý nhất tại dự thảo Nghị định về tinh giản biên chế là chế độ về hưu trước tuổi. Cụ thể:

STT

Đối tượng

Thời gian đóng BHXH

Chế độ hưởng

1

Thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu thấp nhất

Đủ thời gian đóng BHXH để hưởng hưu trí (thay vì quy định 20 năm trở lên), trong đó:

- Có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; hoặc

- Có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

- Có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021.

- Hưởng chế độ hưu trí.

- Tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi không bị trừ.

- Mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi được trợ cấp 03 tháng tiền lương;

- Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác, có đóng đủ BHXH, từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng BHXH được trợ cấp ½ tháng tiền lương.

- Nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ là ½ năm thì được trợ cấp ¼ tháng lương

2

Thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường trừ nữ cán bộ, công chức cấp xã

Đủ 20 năm trở lên

- Chế độ hưu trí

- Tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi không bị trừ.

- 20 năm đầu công tác có đóng BHXH được trợ cấp 05 tháng tiền lương; từ năm 21 trở đi sẽ được trợ cấp ½ tháng lương/năm công tác có đóng BHXH.

- Mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi được trợ cấp 03 tháng tiền lương.

3

Thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu thấp nhất

Đủ 20 năm trở lên, trong đó:

- Có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; hoặc

- Có đủ 15 năm làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; hoặc

- Đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước 01/01/2021

- Hưởng chế độ hưu trí

- Tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi không bị trừ.

4

Thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường

- Đủ 20 năm trở lên

- Cán bộ, công chức cấp xã thì nữ từ đủ 15 - dưới 20 năm đóng BHXH)

- Chế độ hưu trí

- Tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi không bị trừ.

5

Tuổi thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi, tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu ở điều kiện bình thường

- Nữ cán bộ, công chức cấp xã thuộc đối tượng tinh giản biên chế.

- Đủ 15 - dưới 20 năm đóng BHXH

- Chế độ hưu trí

- Tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi không bị trừ.

- Mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu ở điều kiện bình thường được trợ cấp 03 tháng tiền lương;

- Trợ cấp 05 tháng tiền lương cho thời gian công tác có đóng từ đủ 15 - dưới 20 năm BHXH.

Lưu ý: Những chữ in nghiêng, màu đỏ là nội dung được bổ sung tại dự thảo. Do đó, dự thảo đã đề xuất chế độ tinh giản biên chế với những sửa đổi, bổ sung cụ thể gồm:

- Thay vì căn cứ vào tuổi nghỉ hưu tại Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019, Bộ Nội vụ đã đề xuất lấy tuổi nghỉ hưu căn cứ tại Phụ lục I, Phụ lục II của Nghị định số 135/2020/NĐ-CP để xác định rõ tuổi nghỉ hưu qua từng năm theo lộ trình.

- Với điều kiện về số tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu thấp nhất thì thay vì đủ thời gian đóng 20 năm BHXH trở lên thì dự thảo chỉ quy định đủ thời gian đóng BHXH để hưởng hưu trí và bổ sung chế độ hưởng có tháng lẻ là ½ năm thì được trợ cấp ¼ tháng lương.

- Bổ sung điều kiện đóng đủ 20 năm BHXH thêm trường hợp có đủ 15 năm làm nghề, công việc đặc biệt nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại.

- Bổ sung thời gian áp dụng với trường hợp có thời gian làm việc ở nơi cú phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước 01/01/2021.

- Bổ sung chế độ về hưu trước tuổi với nữ cán bộ, công chức cấp xã thuộc đối tượng tinh giản biên chế.

Những điểm đáng chú ý của đề xuất chế độ tinh giản biên chế là gì? (Ảnh minh hoạ)

2. Chuyển sang làm việc khác

Dự thảo vẫn đề cập đến chế độ cho người bị tinh giản biên chế chuyển sang làm việc tại tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách Nhà nước như quy định tại Điều 9 Nghị định 108/2014/NĐ-CP gồm:

- Trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng;

- Trợ cấp ½ tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng BHXH.

Tuy nhiên, điểm mới của chế độ này bổ sung trường hợp loại trừ không áp dụng chính sách này. Cụ thể, khoản 2 Điều 7 dự thảo nêu rõ các trường hợp:

- Người đã làm việc ở đơn vị sự nghiệp công lập vẫn được giữ lại làm việc khi cơ quan chuyển sang đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư hoặc doanh nghiệp hoặc cổ phần hoá.

- Người tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn đủ 03 tuổi so với tuổi nghỉ hưu thấp nhất, có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên trong đó có:

  • Đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
  • Đủ 15 năm làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
  • Đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn gồm cả thời gian làm ở nơi có phụ cấp khu vực 0,7 trở lên trước 01/01/2021.

- Người thuộc đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn đủ 03 tuổi so với tuổi nghỉ hưu ở điều kiện bình thường, có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.

Các chế độ, chính sách khác vẫn đang áp dụng như quy định hiện nay tại bài viết: Toàn bộ chế độ cho cán bộ, công chức bị tinh giản biên chế

Chọn 1 trong 2 phương án trợ cấp cho cán bộ dôi dư sau sáp nhập (Ảnh minh hoạ)

3. Trợ cấp 1,8 triệu đồng/tháng cho cán bộ dôi dư sau sáp nhập

Ngoài các chính sách nêu trên, dự thảo có bổ sung hai phương án về chính sách với cán bộ, công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nghỉ trong thời gian 06 tháng kể từ khi có quyết định sắp xếp.

Phương án 1: Trợ cấp 1,8 triệu đồng/tháng nghỉ trước so với thời điểm kết thúc lộ trình giải quyết cán bộ, công chức, viên chức dôi dư.

Mức trợ cấp này tương đương với 01 tháng lương cơ sở tính từ ngày 01/7/2023. Theo đó, khi nghỉ do tinh giản biên chế ở trường hợp này, đối tượng tinh giản biên chế được hưởng mức trợ cấp bằng nhau.

Phương án 2: Trợ cấp bằng ½ tháng lương hiện hưởng/mỗi tháng nghỉ trước so với thời điểm kết thúc lộ trình giải quyết cán bộ, công chức, viên chức dôi dư. Với đề xuất này, mức hưởng trợ cấp của đối tượng tinh giản biên chế sẽ nhiều hơn so với phương án 1.

Ví dụ, ông Nguyễn Văn A thuộc đối tượng tinh giản biên chế trong trường hợp này, có hệ số lương là 3,66, nghỉ tinh giản biên chế trước so với lộ trình giải quyết dôi dư là 05 năm thì mức trợ cấp sẽ được tính như sau:

  • Theo phương án 1: Mức trợ cấp của ông A là 60 tháng x 1,8 triệu đồng = 108 triệu đồng.
  • Theo phương án 2: Mức trợ cấp của ông A là 3,66 x 1,8 triệu đồng x ½ x 60 tháng = 197.640.000 đồng.

(cách tính trợ cấp này áp dụng sau ngày 01/7/2023 khi mức lương cơ sở áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức được tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng).

Trên đây là giải đáp chi tiết về đề xuất chế độ tinh giản biên chế của cán bộ, công chức, viên chức. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục