Đã có Dự thảo hướng dẫn của TAND tối cao về Dâm ô

Tòa án nhân dân tối cao vừa công bố dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng các điều 141, 142, 143, 144, 145, 146 và 147 của Bộ luật Hình sự.

Định nghĩa về Dâm ô

Tại dự thảo Nghị quyết này, hành vi dâm ô quy định tại khoản 1 Điều 146 được định nghĩa như sau:

Dâm ô là một trong những hành vi sau đây nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục của người phạm tội, nhưng không nhằm mục đích giao cấu hoặc thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 16 tuổi:

- Sờ, bóp, hôn và những bộ phận, vùng nhạy cảm (ví dụ bộ phận sinh dục, ngực, vùng mặt, đầu, đùi, mông…) trên cơ thể người dưới 16 tuổi

- Dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi sờ, bóp, hôn… vào những bộ phận, vùng nhạy cảm trên cơ thể người phạm tội hoặc người khác,

- Cố ý đụng chạm bộ phận của cơ thể mình hoặc sử dụng các đồ vật tác động vào các bộ phận, vùng nhạy cảm trên cơ thể người dưới 16 tuổi.

Hành vi sờ, bóp, hôn, đụng chạm vào các bộ phận, vùng nhạy cảm có thể thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp (ví dụ qua lớp quần áo).

Đã có Dự thảo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao về Dâm ô

Đã có Dự thảo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao về Dâm ô (Ảnh minh họa)

Định nghĩa hành vi quan hệ tình dục khác

Ngoài Dâm ô, dự thảo Nghị quyết cũng định nghĩa về “hành vi quan hệ tình dục khác” như sau: Là hành vi quan hệ tình dục không phải hành vi giao cấu nhưng vẫn nhằm làm thỏa mãn nhu cầu tình dục của người phạm tội.

Ví dụ: Người phạm tội sử dụng tay, chân, lưỡi, miệng, các dụng cụ tình dục hoặc bất cứ công cụ nào khác để kích thích âm đạo, dương vật hoặc hậu môn của người bị hại hoặc người phạm tội đưa bộ phận sinh dục của mình vào miệng hoặc hậu môn của người bị hại nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục.

Trong thời gian vừa qua, có nhiều vụ việc xảy ra liên quan đến dâm ô trẻ em, điển hình là vụ dâm ô bé gái trong thang máy. Vụ việc được đánh giá là phức tạp, khó tìm ra hướng giải quyết do chưa có hướng dẫn cụ thể của Tòa án nhân dân tối cao về việc thế nào là hành vi dâm ô.

Sau phản ứng gay gắt của dư luận, hiện nay vụ việc đã kết thúc điều tra, ông Nguyễn Hữu Linh đã bị truy tố về tội Dâm ô người dưới 16 tuổi theo khoản 1 Điều 146 Bộ luật Hình sự với mức phạt cao nhất là 03 năm tù.

Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng các điều 141, 142, 143, 144, 145, 146 và 147 của Bộ luật Hình sự nêu trên hiện đang được lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

>> Tra cứu toàn bộ Dự thảo mới nhất tại đây 

>> Đọc toàn bộ bài viết về các Dự thảo tại đây

Lan Vũ

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Nhiều đề xuất mới liên quan đến tài khoản định danh điện tử được quy định mới từ 01/7/2024 tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử. Một trong số đó là đề xuất tài khoản định danh mức 2 có tên gọi mới từ 01/7/2024.

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử, ngoài các nội dung về Căn cước điện tử, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử thì một nội dung khác cũng rất đáng chú ý. Đó là đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2. Vậy cụ thể thế nào?