CSGT không phải chào người có hành vi thiếu văn hóa?

Bộ Công an đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông.


CSGT không phải chào người có hành vi thiếu văn hóa?​

Đây có lẽ là quy định đáng chú ý nhất được Bộ Công an đề xuất tại dự thảo Thông tư lần này. Theo đó, khoản 2 Điều 17 dự thảo nêu rõ, khi tiến hành kiểm soát các phương tiện giao thông, CSGT phải đứng ở vị trí phù hợp, an toàn và thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Thông báo, đề nghị người điều khiển xe xuống khỏi xe, xuất trình giấy tờ.

Bước 2: Chào theo điều lệnh công an trừ trường hợp: Người dừng phương tiện thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm hoặc đang bị truy nã, phạm tội quả tang hoặc người này có hành vi thiếu văn hoá, cản trở, chống đối kiểm tra, kiểm soát.

Ở bước này, so với quy định hiện nay tại Thông tưu 65/2020/NTT-BCA chỉ quy định trừ trường hợp biết trước người đó thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, đang có lệnh truy nã hoặc phạm tội quả tang.

Theo quy định hiện hành tại khoản 2 Điều 18 Thông tư 65, CSGT còn phải chào theo lời nói có sẵn gồm:

“Yêu cầu ông, bà, anh, chị... cho chúng tôi kiểm soát các giấy tờ có liên quan và kiểm soát phương tiện giao thông”

Bước 3: Tiếp nhận giấy tờ, thông báo lý do kiểm soát sau đó thực hiện kiểm soát. Nếu Giấy phép lái xe, đăng ký xe… đã được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử thì có giá trị tương đương với việc xuất trình.

ở bước này, theo quy định hiện nay, CSGT cũng phải nói lời:

“Cảm ơn ông, bà, anh, chị... đã hợp tác với lực lượng Cảnh sát giao thông để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”. 

Đồng thời, quy định hiện nay cũng không nêu rõ trường hợp các giấy tờ về xe, đăng ký xe… của người tham gia giao thông đã được đồng bộ vào tài khoản định danh chưa như quy định của dự thảo.

Bước 4: Thông báo kết quả và biện pháp xử lý nếu có hành vi vi phạm.

Như vậy, có thể thấy, so với quy định hiện nay, dự thảo đã bỏ bớt các thủ tục rườm rà trong việc phải nói những lời nói theo đúng quy định và bổ sung thêm trường hợp CSGT bắt buộc phải chào người điều khiển phương tiện.

Theo quy định hiện nay, trong mọi trường hợp, CSGT đều phải thực hiện việc chào người tham gia giao thông và nói lời nói có sẵn như quy định của Thông tư 65 nhưng đến dự thảo này, Bộ Công an đã đề xuất bỏ yêu cầu về câu nói và không phải mọi trường hợp CSGT đều phải chào người điều khiển phương tiện giao thông.

csgt khong phai chao nguoi co hanh vi thieu van hoa

CSGT được dừng xe kiểm soát trong trường hợp nào?

Hiện nay, Theo Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BTC nêu rõ 04 trường hợp cảnh sát giao thông (CSGT) được dừng xe của người đi đường để kiểm soát gồm:

- Phát hiện bằng cách trực tiếp hoặc thông qua thiết bị, phương tiện kỹ thuật, ghi thu được hành vi vi phạm giao thông và các hành vi vi phạm khác.

- Thực hiện theo mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý theo chuyên đề đã được phê duyệt.

- Có văn bản đề nghị dừng xe tham gia giao thông để kiểm soát nhằm đảm bảo an ninh, trật tự, đấu tranh chống tội phạm… Trong đó, văn bản đề nghị phải ghi rõ thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý…

- Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của cá nhân, tổ chức về hành vi vi phạm của người, phương tiện đang tham gia giao thông.

Theo đó, với dự thảo mới, về cơ bản Bộ Công an vẫn giữ nguyên 04 trường hợp CSGT được dừng xe của người tham gia giao thông với các yêu cầu như quy định tại Thông tưu 65:

- An toàn, đúng quy định, không gây cản trở các phương tiện khác đi lại.

- Phải kiểm soát, xử lý vi phạm (nếu có) theo đúng quy định khi dừng các phương tiện giao thông.

- Khi dừng, kiểm soát một điểm trên đường thì phải: Đặt rào chắn bằng cọc tiêu hình chóp nón/dây căng dọc; có thể bố trí CSGT điều hoà giao thông…

Như vậy, có thể thấy, ở dự thảo mới, các quy định liên quan đến việc dừng xe để kiểm soát không có đề xuất mới, không thay đổi so với quy định hiện nay.

Trên đây là đề xuất về vấn đề: CSGT không phải chào người có hành vi thiếu văn hóa. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Nhiều đề xuất mới liên quan đến tài khoản định danh điện tử được quy định mới từ 01/7/2024 tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử. Một trong số đó là đề xuất tài khoản định danh mức 2 có tên gọi mới từ 01/7/2024.

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử, ngoài các nội dung về Căn cước điện tử, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử thì một nội dung khác cũng rất đáng chú ý. Đó là đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2. Vậy cụ thể thế nào?