Sẽ được công nhận là người chuyển giới mà không cần phẫu thuật?

Mặc dù trong Bộ luật Dân sự có đề cập về chuyển đổi giới tính nhưng quy định chưa cụ thể. Sau nhiều năm, mới đây, Bộ Y tế đã lấy ý kiến về dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính với nhiều nội dung đáng chú ý.

1. Được đề nghị công nhận là người chuyển giới mà không cần phẫu thuật

Đây là một trong những quyền nêu tại Điều 4 của dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính.

Cụ thể, người đề nghị chuyển đổi giới tính là người đã có giới tính hoàn thiện, hoàn toàn là nam hoặc là nữ nhưng bản thân họ cảm thấy mình là giới tính còn lại. Do đó, họ có đề nghị với cơ quan có thẩm quyền công nhận mình là người chuyển đổi giới tính.

Trong đó, nguyên tắc cơ bản của chuyển đổi giới tính là người chuyển giới được sống thật với giới tính mà họ mong muốn. Điều 4 dự thảo quy định quyền của người chuyển đổi giới tính như sau:

- Được đề nghị công nhận là người chuyển giới mà không bắt buộc phải phẫu thuật để chuyển đổi giới tính. Việc phẫu thuật để chuyển giới là hoàn toàn tự nguyện.

- Được tôn trọng, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, gia đình...

- Được đăng ký thay đổi giấy tờ hộ tịch sau khi công nhận là người chuyển giới. Quy định này hoàn toàn phù hợp với quy định tại Điều 37 Bộ luật Dân sự năm 2015.

- Được kết hôn theo giới tính mới sau khi đã được công nhận là người chuyển giới; không phải triệt sản khi phẫu thuật bộ phận sinh dục trừ khi tự nguyện thực hiện.

- Được học tập, làm việc, hoà nhập sau khi đã phẫu thuật chuyển giới...

cong nhan la nguoi chuyen gioi ma khong can phau thuat

2. Người chuyển giới phải là người độc thân

Điều 6 và Điều 7 dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính nêu rõ, điều kiện để chuyển đổi giới tính như sau:

Người sử dụng nội tiết tố sinh dục

- Đã hoàn thiện giới tính.

- Tự nhận thấy bản thân có giới tính khác với giới tính sinh học hiện có.

- Từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Nếu thuộc độ tuổi từ đủ 16 - dưới 18 tuổi thì phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp.

- Là người độc thân.

- Có đầy đủ sức khoẻ, không thuộc trường hợp bị chống chỉ định điều trị nội tiết tố sinh dục.

Người thực hiện phẫu thuật ngực hoặc bộ phận sinh dục

- Đã hoàn thiện giới tính.

- Tự nhận thấy bản thân có giới tính khác với giới tính sinh học hiện có.

- Là người độc thân.

- Tuổi đời từ đủ 18 trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

- Đã điều trị nội tiết tố sinh dục liên tục trong 01 năm trừ trường hợp phẫu thuật ngực từ nữ sang nam.

- Có đủ sức khoẻ, không chống chỉ định phẫu thuật ngực/bộ phận sinh dục.

Như vậy, để được chuyển đổi giới tính, dù bằng hình thức nào thì người đề nghị cũng phải là người độc thân bởi sau khi chuyển đổi giới tính, người này sẽ được sống đúng với giới tính mong muốn của mình. Do đó, nếu đang trong mối quan hệ vợ chồng hợp pháp với người thì sẽ vi phạm quy định về điều kiện kết hôn nêu tại khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình:

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.


3. Điều kiện, thủ tục công nhận là người chuyển giới

Hồ sơ

Hồ sơ đề nghị công nhận là người chuyển giới nêu tại khoản 1 Điều 19 dự thảo gồm:

- Đơn đề nghị.

- Giấy tờ chứng minh đã chuyển đổi giới tính. Đặc biệt, nếu là người đã phẫu thuật chuyển giới trước khi Luật này có hiệu lực thì không cần giấy tờ này.

Cơ quan thực hiện

Theo điểm a khoản 2 Điều 19 dự thảo, cơ quan công nhận người chuyển giới là bệnh viện đã phẫu thuật chuyển giới hoặc bệnh viện đã điều trị nội tiết tố sinh dục hoặc Bệnh viện đã phẫu thuật ngực/bộ phân sinh dục để chuyển giới.

Lộ trình thực hiện

Chậm nhất đến 2025, nội dung về đào tạo tâm lý về người chuyển giới sẽ được đưa vào giảng dạy tại các trường học có mã ngành đào tạo về tâm lý.

Trên đây là một số đề xuất đáng chú ý về công nhận là người chuyển giới mà không cần phẫu thuật trong dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6199 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Nhiều đề xuất mới liên quan đến tài khoản định danh điện tử được quy định mới từ 01/7/2024 tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử. Một trong số đó là đề xuất tài khoản định danh mức 2 có tên gọi mới từ 01/7/2024.

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử, ngoài các nội dung về Căn cước điện tử, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử thì một nội dung khác cũng rất đáng chú ý. Đó là đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2. Vậy cụ thể thế nào?