Đề xuất mới của Bộ Nội vụ về cơ cấu ngạch công chức

Nội dung đáng chú ý này vừa được Bộ Nội vụ ban hành tại dự thảo Thông tư hướng dẫn việc xác định cơ cấu ngạch công chức.


Quyết định cơ cấu ngạch công chức thế nào?

Trước đó, tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 62/2020/NĐ-CP, chậm nhất đến hết 31/10/2020, các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực phải ban hành văn bản hướng dẫn về vị trí việc làm, định mức biên chế công chức và Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành hướng dẫn cụ thể việc xác định cơ cấu ngạch công chức.

Do đó, tại Điều 7 dự thảo, Bộ Nội vụ hướng dẫn về quyết định cơ cấu ngạch công chức như sau:

1/ Quyết định số lượng ngạch, cơ cấu ngạch công chức:

- Bộ, ngành, địa phương có văn bản đề nghị kèm theo vị trí việc làm đã phê duyệt để Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét, quyết định số lượng ngạch, cơ cấu ngạch công chức của cơ quan thuộc thẩm quyền quản lý;

- Trong 60 ngày làm việc từ ngày nhận được văn bản đề nghị kèm theo vị trí việc làm đã được phê duyệt, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định số lượng ngạch, cơ cấu ngạch công chức của Bộ, ngành, địa phương.

2/ Điều chỉnh số lượng ngạch và cơ cấu ngạch công chức

- Khi có thay đổi vị trí việc làm do có sự điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ… thì người đứng đầu Bộ, ngành, địa phương có văn bản đề nghị xem xét, quyết định điều chỉnh số lượng và cơ cấu ngạch công chức;

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị kèm vị trí việc làm đã được điều chỉnh, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định việc điều chỉnh này.

Đặc biệt: Khoản 3 Điều 7 dự thảo khẳng định, số lượng ngạch công chức, cơ cấu ngạch công chức sau khi được quyết định sẽ là cơ sở để thực hiện việc nâng ngạch công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.


Đề xuất mới của Bộ Nội vụ về cơ cấu ngạch công chức
 (Ảnh minh họa)

Xác định cơ cấu ngạch công chức dựa vào danh mục vị trí việc làm?

Đây là một trong những nguyên tắc để xác định cơ cấu ngạch công chức nêu tại Điều 2 dự thảo. Theo đó, cơ cấu ngạch công chức được xác định dựa theo các nguyên tắc sau đây:

- Phải căn cứ vào danh mục vị trí việc làm của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Tuân thủ quy định về ngạch công chức hành chính cao nhất được áp dụng trong từng cấp hành chính hoặc từng cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Cơ cấu ngạch công chức được xác định cụ thể tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức;

- Thực hiện đúng quy định về tiêu chuẩn các ngạch công chức hành chính và bản mô tả công việc, khung năng lực phù hợp với mỗi vị trí việc làm.

Ngoài ra, căn cứ xác định cơ cấu ngạch công chức vẫn được dự thảo quy định gồm 03 căn cứ như khoản 3 Điều 4 Nghị định số 62 gồm:

- Vị trí việc làm;

- Mức độ phức tạp của công việc đối với từng vị trí việc làm;

- Tiêu chuẩn ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm.

Ngoài ra, tại Điều 8 dự thảo, một số trường hợp có tỷ lệ ngạch công chức cao hơn cơ cấu ngạch đã được quyết định thì thực hiện kể từ ngày dự thảo này có hiệu lực như sau:

- Cơ quan có tỷ lệ công chức giữ ngạch chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên cao hơn tỷ lệ ngạch công chức tương ứng đã được quyết định: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng công chức xem xét, quyết định điều động, luân chuyển vị trí công tác để bảo đảm cơ cấu ngạch công chức;

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị có tỷ lệ ngạch công chức cao hơn so với cơ cấu ngạch công chức được quyết định: Không thực hiện nâng ngạch.

Nói tóm lại, theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ tại dự thảo này, cơ cấu ngạch công chức là cơ sở để nâng ngạch công chức và nếu dự thảo được thông qua thì việc xác định cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều.

>> 3 thay đổi liên quan đến ngạch công chức từ 01/7/2020

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026. 

Đề xuất tăng số ngày nghỉ cho lao động nam khi vợ sinh con

Đây là một trong những đề xuất đáng chú ý tại kỳ họp Quốc hội lần thứ 6 được tổ chức vào đầu tháng 4/2024 vừa qua. Theo đó, các đại biểu cũng đề xuất tăng số ngày nghỉ cho lao động nam khi vợ sinh con, đặc biệt là khi sinh đôi hoặc sinh mổ.