Sắp tới nhiều chính sách dành cho nhà giáo sẽ thay đổi?

Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện đang xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo và đang lấy ý kiến đóng góp về hồ sơ đề nghị này.

Trước đấy, ngày 16/12/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 2114/QĐ-TTg về đề án định hướng chương trình ây dựng pháp luật nhiẹm ky Quốc hội khoá XV.

Theo đó, một trong các nhiệm vụ cần phải hoàn thành trước ngày 30/6/2022 là nghiên cứu, xây dựng dự án Luật điều chỉnh về nhà giáo và sẽ xem xét đưa vào Chương trình năm 2022 - 2025.

Do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện đang dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo. Nếu thực hiện xong, lần đầu tiên nhà giáo nói chung sẽ được một Luật riêng điều chỉnh về tiêu chuẩn, chính sách lương và phụ cấp, trợ cấp, tuyển dụng…

Do đó, nhằm nâng cao vị thế, vai trò của nhà giáo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đối tượng này, tạo cơ hội cho nhà giáo yên tâm giảng dạy, đóng góp, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lên kế hoạch xây dựng Luật Nhà giáo nhằm điều chỉnh toàn bộ các vấn đề liên quan đến nhà giáo.

Trong đó, đáng chú ý là đề xuất 05 chính sách dưới đây để phát triển đội ngũ nhà giáo vững mạnh hơn:

Đề xuất 1: Định danh, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quyền, nghĩa vụ nhà giáo

Hiện nay, tiêu chuẩn, quyền, nghĩa vụ của nhà giáo đang được quy định rải rác tại Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp, tiêu chuẩn của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đang được quy định tại chùm 04 Thông tư 01, 02, 03 và 04 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Do đó, để quy định một cách thống nhất, Luật Giáo dục dự kiến sẽ xác định cụ thể khái niệm, vị trí, vai trò, quyền lợi và nghĩa vụ của nhà giáo một cách đầy đủ, rõ ràng.

Đặc biệt, mặc dù 04 Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên các cấp nhưng chưa đầy đủ mà mới chỉ có 04 cấp học (mần mon, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông).

Đồng thời, ngoài 04 Thông tư, những quy định về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, tiêu chuẩn về bằng, cấp của giáo viên cũng đang gặp nhiều thắc mắc đến từ đội ngũ nhà giáo và hiện Bộ Giáo dục mới giải thích thông qua Công văn giải đáp.

Đề xuất 2: Tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhà giáo

Hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý nhà giáo bởi những tiêu chuẩn về giáo viên các cấp hiện đang còn nhiều hiểu lầm. Do đó, đề án luật mới sẽ nêu cụ thể tiêu chuẩn tuyển dụng nhà giáo, quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm và chế độ làm việc của giáo viên.

Đồng thời, quy định các vấn đề khác như: Thuyên chuyển công tác; điều kiện, quy trình đánh giá, xếp loại, thay đổi chức danh nghề nghiệp; điều kiện người chưa qua đào tạo sư phạm trở thành nhà giáo…

chinh sach danh cho nha giao

Đề xuất 3: Quy hoạch, đào tạo, phát triển nghề nghiệp nhà giáo

Ở đề xuất này, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ nêu rõ trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền khi xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo cũng như các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; cơ sở nào được phép thực hiện công việc nêu trên.

Không chỉ vậy, hiện chính sách, cơ chế liên quan đến việc để nhà giáo ra nước ngoài giảng dạy, nghiên cứu và trao đổi học thuật hiện vẫn chưa được quy định cụ thể. Do đó, trong dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bổ sung về vấn đề này.

Đề xuất 4: Đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo

Trước tình trạng giáo viên các cấp vì áp lực công việc nên hàng loạt người xin nghỉ việc, chuyển sang công việc khác làm… Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa quy định về các đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo vào dự án Luật Nhà giáo.

Theo đó, Bộ này xác định các vấn đề xung quanh việc lương, thưởng, trợ cấp, phụ cấp, tăng lương, hưu trí, khám chữa bệnh, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho nhà giáo. Qua đó, nhàm thu hút nhân tài và tạo động lực cho nhà giáo đã cống hiến, tận tâm với nghề.

Không chỉ vậy, về trợ cấp, phụ cấp dành cho nhà giáo, Bộ Giáo dục bổ sung các quy định về chế độ cho nhà giáo có tính đến yếu tố đặc thù của ngành, nghề; hỗ trợ nhà ở công vụ cho nhà giáo công tác, giảng dạy ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.

Đồng thời, bổ sung các tiêu chí, danh hiệu thi đua cùng mức khen thưởng với nhà giáo có thành tích xuất sắc trong công tác, giảng dạy.

Đề xuất 5: Quản lý Nhà nước về nhà giáo

Đề xuất này cơ bản hướng đến hệ thống quản lý Nhà nước về nhà giáo. Cụ thể, khắc phục bất cập trong hệ thống này, tạo sự thống nhất, phân cấp từ Trung ương đến địa phương. Qua đó, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của Bộ, ngành, địa phương trong quản lý, phát triển đội ngũ nhà giáo.

Trên đây là 05 đề xuất đáng chú ý nhất về chính sách dành cho nhà giáo sẽ có trong Luật Nhà giáo đang được lên kế hoạch xây dựng. Nếu dự thảo được thông qua thì dự kiến, giáo viên sẽ đón nhiều niềm vui và thay đổi trong thời gian tới. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa? Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.