Cấm cung cấp thông tin giả khi dùng dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS

Hơn 10 năm thực hiện, Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (gọi tắt là Luật Phòng chống HIV/AIDS) đã bộc lộ nhiều bất cập. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung đang được xây dựng nhằm khắc phục tình trạng này.

Phải cung cấp chính xác thông tin cá nhân với cơ quan chức năng

Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác hay thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng, người chuẩn bị kết hôn… như trước đây thì khoản 1 Điều 2 dự thảo này còn yêu cầu người nhiễm HIV:

Cung cấp chính xác thông tin căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân và địa chỉ nơi cư trú của mình cho cơ quan có chức năng phòng, chống HIV/AIDS.

Trên cơ sở đó, nghiêm cấm thực hiện hành vi cố ý cung cấp thông tin căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân và địa chỉ nơi cư trú không chính xác khi sử dụng các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS (khoản 2 Điều 2).

Các chuyên gia cho rằng, quy định này được bổ sung nhằm nâng cao tính hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước cũng như chất lượng công tác phòng, chống HIV/AIDS trong thời gian tới.

Cấm cung cấp thông tin giả khi dùng dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS

Cấm cung cấp thông tin giả khi dùng dịch vụ phòng chống HIV/AIDS (Ảnh minh họa)

Người nhiễm AIDS giai đoạn cuối không còn được ưu tiên

Theo đó, Điều 1 Dự thảo quy định:

Bãi bỏ Điều 42 - Áp dụng pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, xử lý vi phạm hành chính đối với người bị xử lý hình sự, hành chính mà bị bệnh AIDS giai đoạn cuối.

Điều này đồng nghĩa với việc, nếu Luật sửa đổi được thông qua thì người nhiễm AIDS giai đoạn cuối sẽ không còn được ưu tiên.

Bởi hiện nay, Điều 42 Luật Phòng, chống HIV/AIDS 2006 có nêu:

- Người đang bị điều tra, truy tố, xét xử mà bị bệnh AIDS giai đoạn cuối thì được tạm đình chỉ điều tra hoặc tạm đình chỉ vụ án.

- Người bị Toà án kết án mà bị bệnh AIDS giai đoạn cuối được miễn chấp hành hình phạt hoặc giảm thời hạn chấp hành hình phạt, được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.

- Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng bị bệnh AIDS giai đoạn cuối thì được hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng; hoãn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại theo quy định về xử lý vi phạm hành chính.

>> Tra cứu toàn bộ Dự thảo mới nhất tại đây

>> Đọc toàn bộ bài viết về các Dự thảo mới tại đây 

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Nhiều đề xuất mới liên quan đến tài khoản định danh điện tử được quy định mới từ 01/7/2024 tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử. Một trong số đó là đề xuất tài khoản định danh mức 2 có tên gọi mới từ 01/7/2024.

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử, ngoài các nội dung về Căn cước điện tử, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử thì một nội dung khác cũng rất đáng chú ý. Đó là đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2. Vậy cụ thể thế nào?