Đề xuất cách tra thông tin cư trú bằng tin nhắn điện thoại

Bộ Công an đang dự thảo Thông tư quy định dịch vụ được khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.


Công dân được khai thác gì trong dữ liệu quốc gia về dân cư?

Khoản 3 Điều 7 dự thảo nêu rõ, công dân được khai thác, sử dụng các dịch vụ từ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để khai thác thông tin của mình bằng các hình thức:

- Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin;

- Thông qua dịch vụ nhắn tin;

- Thông qua cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công Bộ Công an.

Theo đó, ban hành kèm dự thảo này là các dịch vụ mà công dân sử dụng dịch vụ định danh và xác thực điện tử có thể được khai thác trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gồm:

STT

Nội dung tra cứu

Hình thức

Phí

1

Chữ ký số cá nhân trong một số giao dịch trực tuyến được cho phép

Trực tuyến qua ứng dụng định danh số của Bộ Công an

Có thu phí

2

Tra cứu thông tin cá nhân (tự tra cứu, quản lý thông tin)

- Qua cổng thông tin; Cổng dịch vụ công

- Ứng dụng định danh số

Miễn phí

- Văn bản

- Tin nhắn

Chi trả hoàn toàn

3

Thẻ Căn cước công dân điện tử (danh tính số trên thiết bị di động)

Qua ứng dụng định danh số của Bộ Công an

Có thu phí

Trong đó, thông tin cá nhân công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nêu tại Điều 9 Luật Căn cước công dân sửa đổi bởi Điều 37 Luật Cư trú năm 2020 gồm:

- Họ, chữ đệm và tên khai sinh;

- Ngày, tháng, năm sinh;

- Giới tính;

- Nơi đăng ký khai sinh;

- Quê quán;

- Dân tộc;

- Tôn giáo;

- Quốc tịch;

- Tình trạng hôn nhân;

- Nơi thường trú;

- Nơi tạm trú;

- Tình trạng khai báo tạm vắng;

- Nơi ở hiện tại;

- Quan hệ với chủ hộ;

- Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó;

- Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp;

- Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình;

- Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích…


Đề xuất cách tra thông tin cư trú bằng tin nhắn điện thoại (Ảnh minh họa)

Trình tự tra cứu thông tin cư trú bằng điện thoại thế nào?

Bên cạnh việc đề xuất các thông tin và hình thức công dân được tra cứu trong cơ sở dữ liệu quốc gia thì dự thảo này cũng nêu trình tự tra cứu thông tin thông qua tin nhắn.

Cụ thể, căn cứ khoản 2 Điều 7 dự thảo, trình tự cung cấp thông tin qua dịch vụ tin nhắn được quy định như sau:

- Người dân sử dụng số điện thoại đã được xác thực, soạn và gửi tin nhắn theo cú pháp được Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn về Hệ thống cơ sỏ dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Hệ thống sẽ kiểm tra số điện thoại của người dân và trả kết quả qua tin nhắn điện tử.

  • Nếu số điện thoại đúng, đã được đăng ký thì hệ thống sẽ gửi trả thông tin công dân.
  • Nếu số điện thoại không đúng, không đăng ký tại Bộ Thông tin và truyền thông, hệ thống sẽ thông báo số điện thoại hoặc công dân không tồn tại.

Trên đây là đề xuất cách tra thông tin cư trú bằng tin nhắn điện thoại. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Bỏ sổ hộ khẩu giấy, người dân chứng minh cư trú bằng cách nào?

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026. 

Đề xuất tăng số ngày nghỉ cho lao động nam khi vợ sinh con

Đây là một trong những đề xuất đáng chú ý tại kỳ họp Quốc hội lần thứ 6 được tổ chức vào đầu tháng 4/2024 vừa qua. Theo đó, các đại biểu cũng đề xuất tăng số ngày nghỉ cho lao động nam khi vợ sinh con, đặc biệt là khi sinh đôi hoặc sinh mổ.