Đề xuất cá nhân được vận động quyên góp ủng hộ lũ lụt

Bộ Tài chính vừa ban hành dự thảo Nghị định về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

Hiện nay, Nghị định 64/2008/NĐ-CP sau hơn 10 năm đưa vào áp dụng đã bộc lộ nhiều điểm bất cập. Về phạm vi điều chỉnh, Nghị định 64/2008 chỉ quy định về tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai…

Ngoài ra, thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ nêu tại Công văn số 8876/VPCP-QHĐP về việc xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008. Theo đó, tại dự thảo này, Bộ Tài chính đã bổ sung thêm đối tượng cá nhân được vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện.

ca nhan duoc van dong quyen gop ung ho lu lut
Đề xuất cá nhân được vận động quyên góp ủng hộ lũ lụt (Ảnh minh họa)

Cụ thể, Mục 2 dự thảo dự kiến 02 phương án như sau:

Phương án 1:

Khi cá nhân có nguyện vọng vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh, sự cố thì thông báo cho chính quyền địa phương nơi cư trú về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, tài khoản, địa điểm tiếp nhận.

Đồng thời, cá nhân cũng phải thông báo cho chính quyền địa phương nơi tiếp nhận hỗ trợ về phạm vi, mức, thời gian hỗ trợ để được phối hợp, hướng dẫn thực hiện phân phối nguồn đóng góp cũng như đảm bảo an toàn, trật tự xã hội.

Không chỉ vậy, cá nhân có trách nhiệm báo cáo, công khai về hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện khi được yêu cầu.

Phương án 2:

Khi thiên tai, dịch bệnh, sự cố xảy ra trong nước, gây thiệt hại về người, tài sản hoặc ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân, cá nhân được phép vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn. Các cá nhân phải tuân thủ theo quy định của pháp luật có liên quan.

Không chỉ vậy, dự thảo cũng bổ sung thêm đối tượng được vận động ủng hộ, đóng góp tự nguyện trợ giúp người mắc bệnh hiểm nghèo. Cụ thể, Điều 19 dự thảo nêu rõ:

Các cơ quan thông tin đại chúng, cơ sở y tế, quỹ xã hội, quỹ từ thiện và các cá nhân được phép vận động, đóng góp để thực hiện các hoạt động trợ giúp người mắc bệnh hiểm nghèo theo từng trường hợp cụ thể.

Trong khi hiện nay, Điều 17 Nghị định 64/2008/NĐ-CP đang quy định đối tượng được tổ chức kêu gọi, vận động đóng góp gồm:

Các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương được phép vận động, kêu gọi bạn đọc báo, bạn nghe đài, bạn xem truyền hình đóng góp để thực hiện các hoạt động từ thiện, trợ giúp những người mắc bệnh hiểm nghèo theo từng trường hợp cụ thể.

Khi cá nhân tiếp nhận thì sẽ trực tiếp hỗ trợ cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Tuy nhiên, đối tượng này cũng phải có trách nhiệm báo cáo, công khai về hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện khi được yêu cầu.

>> 4 cách vận động ủng hộ đồng bào miền Trung lũ lụt

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024 cho người lao động

Đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024 cho người lao động

Đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024 cho người lao động

Mới đây, Bộ Lao động và Xã hội đã lấy ý kiến rộng rãi về dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng. Trong đó, đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024 cho người lao động.

Thủ tục đổi CMND, CCCD mã vạch sang CCCD gắn chip (dự kiến)

Thủ tục đổi CMND, CCCD mã vạch sang CCCD gắn chip (dự kiến)

Thủ tục đổi CMND, CCCD mã vạch sang CCCD gắn chip (dự kiến)

Căn cước công dân (CCCD) gắn chíp hiện nay nhận được sự quan tâm đặc biệt từ người dân trên cả nước. Theo đó, mới đây, Bộ Công an đã đề xuất việc đổi sang thẻ CCCD gắn chíp tại dự thảo Thông tư quy định chi tiết Nghị định 137/2015/NĐ-CP và Luật Căn cước công dân (lần 02).