Sắp tới, người tố cáo tham nhũng, lãng phí được bảo vệ thế nào?


5 biện pháp bảo vệ người tố cáo tham nhũng, lãng phí

Điều 3 dự thảo nêu rõ, những đối tượng được bảo vệ gồm:

- Người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí;

- Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí.

Tuy nhiên, nếu những người này đang sinh sống, làm việc, học tập tại nước ngoài không thuộc phạm vi điều chỉnh của dự thảo Thông tư này.

Các đối tượng trên sẽ được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm. Trong đó, việc bảo vệ này phải liên quan trực tiếp đến việc tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí.

Riêng tài sản được bảo vệ phải là tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người được bảo vệ và có giá trị thực tế từ 02 triệu đồng trở lên.

Những biện pháp được áp dụng để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm người tố cáo tham nhũng, lãng phí gồm:

- Đưa người được bảo vệ đến nơi an toàn.

- Bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ để trực tiếp bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm cho người được bảo vệ tại nơi cần thiết.

- Áp dụng biện pháp cần thiết để ngăn chặn, xử lý hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ;

- Yêu cầu người có hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ chấm dứt hành vi vi phạm.

- Biện pháp khác.

Người tố cáo tham nhũng, lãng phí được bảo vệ thế nào?
Người tố cáo tham nhũng, lãng phí được bảo vệ thế nào? (Ảnh minh họa)


Khi nào người tố cáo tham nhũng không được bảo vệ?

Mặc dù người tố cáo hành vi tham nhũng, lãng phí được bảo vệ theo nội dung quy định tại dự thảo này nhưng không phải mọi trường hợp những người này đều được bảo vệ.

Cụ thể, theo Điều 4 dự thảo, những người tố cáo hành vi tham nhũng phải tự chịu trách nhiệm về tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của mình nếu không chấp hành các nghĩa vụ sau đây:

- Chấp hành nghiêm chỉnh yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ;

- Giữ bí mật thông tin về việc được bảo vệ;

- Thông báo kịp thời đến cơ quan áp dụng biện pháp bảo vệ về những vấn đề phát sinh trong thời gian được bảo vệ.

Như vậy, nếu người tố cáo hành vi tham nhũng vi phạm 03 nghĩa vụ nêu trên thì phải tự chịu trách nhiệm bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của mình.

>> Cán bộ, công chức, viên chức tố cáo được bảo vệ vị trí công tác

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.

Người dân không phân loại rác sẽ bị từ chối thu gom?

Người dân không phân loại rác sẽ bị từ chối thu gom?

Người dân không phân loại rác sẽ bị từ chối thu gom?

Sáng 24/10/2020, tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV đã thảo luận trực tuyến về một số nội dung khác nhau của dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Trong đó, vấn đề phân loại, thu gom rác sinh hoạt đang nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội.