Sắp tới, vi phạm điều gì sẽ bị cưỡng chế trừ tiền trong tài khoản ngân hàng?

Tại dự thảo Nghị định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, sắp tới ai sẽ bị cưỡng chế trừ tiền trong tài khoản ngân hàng theo đề xuất mới nhất.

Sắp tới ai sẽ bị cưỡng chế trừ tiền trong tài khoản ngân hàng?

Tại Mục 2, Điều 16 dự thảo Nghị định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính có nêu rõ, ai sẽ bị cưỡng chế trừ tiền trong tài khoản ngân hàng như sau:

- Không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bởi hành vi vi phạm xử hành chính của mình.

- Không thanh toán hoặc thực hiện thanh toán chưa đủ kinh phí cho cơ quan thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, chi phí cưỡng chế.

Đồng thời, hai đối tượng nêu trên phải có mở tài khoản hoặc có tiền gửi tại ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam.

Lấy ví dụ dễ hiểu: Khi ông A tham gia giao thông và bị xử phạt vi phạm giao thông. Tuy nhiên, đến hạn nộp phạt, ông A không thực hiện việc nộp phạt vào Kho bạc Nhà nước mà có mở tài khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần B thì ông A sẽ bị cưỡng chế khấu từ tiền trong tài khoản ngân hàng B.

Trước đây, quy định về khấu trừ tiền trong tài khoản ngân hàng đã được đề cập tại Điều 13 Nghị định 166/2013/NĐ-CP với nội dung như sau:

Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản là tổ chức, cá nhân không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt, quyết định khắc phục hậu quả, không thanh toán hoặc thanh toán chưa đủ chi phí cưỡng chế mà có tiền gửi tại tổ chức tín dụng ở Việt Nam.

Như vậy, so với quy định hiện hành, dự thảo đã bổ sung trường hợp có mở tài khoản. Tức là, trước đây, chỉ khi cá nhân vi phạm hành chính có gửi tiết kiệm tại ngân hàng thì sẽ bị cưỡng chế trừ tiền vi phạm trong số tiền gửi này.

Sắp tới ai sẽ bị cưỡng chế trừ tiền trong tài khoản ngân hàng?
Sắp tới ai sẽ bị cưỡng chế trừ tiền trong tài khoản ngân hàng? (Ảnh minh họa)

Theo đề xuất mới, chỉ cần có mở tài khoản ngân hàng thì cá nhân vi phạm xử phạt hành chính có thể bị cưỡng chế trừ tiền đang có trong tài khoản ngân hàng.

Theo Điều 17 dự thảo, việc xác minh thông tin tài khoản, tiền gửi của cá nhân bị cưỡng chế thực hiện như sau:

- Cá nhân bị cưỡng chế thông báo cho người ra quyết định về tài khoản, tiền gửi của mình tại ngân hàng.

- Nếu không có thông tin về tài khoản, tiền gửi của cá nhân bị cưỡng thế thì thực hiện xác minh thông tin như sau:

Bước 1: Cơ quan thẩm quyền gửi văn bản yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kho bạc Nhà nước cung cấp thông tin về tên, địa chỉ, số tài khoản, số tiền có trong tài khoản/sổ tiết kiệm…của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế trong 03 ngày làm việc kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính hết thời hạn.

Bước 2: Sau khi nhận được văn bản chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, ngân hàng có số tài khoản phải cung cấp thông tin để gửi về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kho bạc Nhà nước tập hợp.

Bước 3: Thông tin về người bị cưỡng chế sẽ được gửi đến cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế trong 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ thông tin từ các ngân hàng.

Trường hợp nào nhà ở của người bị cưỡng chế sẽ không bị kê biên bán đấu giá?

Khi cá nhân vi phạm hành chính và bị ra quyết định xử phạt nhưng thuộc trường hợp bị cưỡng chế bằng kê biên tài sản thì giá trị tài sản kê biên phải tương ứng với số tiền phạt và được sử dụng để làm tài sản bán đấu giá.

Tuy nhiên, theo Điều 22 dự thảo, các loại tài sản dưới đây sẽ không bị kê biên cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:

  • Nhà ở duy nhất có diện tích tối thiểu theo quy định của Luật Cư trú số 68/2020/QH14 (theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nhưng không thấp hơn 08m2 sàn/người - căn cứ điểm b khoản 3 Điều 20 Luật Cư trú 2020).
  • Tài sản kê biên là thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm phụ vụ cho nhu cầu thiết yếu của cá nhân bị cưỡng chế và gia đình của cá nhân đó sử dụng.
  • Tài sản kê biên là công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt cần thiết thông thường.
  • Tài sản kê biên là đồ cá nhân bị cưỡng chế sử dụng nhằm thờ cúng, là di vật, huân chương, huy chương, bằng khen của người đó.
  • Tài sản kê biên là các vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng được sử dụng để chăm sóc người ốm (tài sản này được dự thảo bổ sung so với hiện nay).

Như vậy, so với quy định hiện nay, dự thảo đã không còn đưa hai loại tài sản dưới đây vào tài sản không bị kê biên của cá nhân là người bị cưỡng chế: Tài sản phục vụ quốc phòng và an ninh; tài sản đang được cầm cố, thế chấp hợp pháp.

Trên đây là thông tin chi tiết giải đáp vấn đề: Sắp tới ai sẽ bị cưỡng chế trừ tiền trong tài khoản ngân hàng khi vi phạm hành chính?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất: Tăng tiền trực cho cán bộ y tế, bác sĩ phẫu thuật gấp 3 lần

Đề xuất: Tăng tiền trực cho cán bộ y tế, bác sĩ phẫu thuật gấp 3 lần

Đề xuất: Tăng tiền trực cho cán bộ y tế, bác sĩ phẫu thuật gấp 3 lần

Tại dự thảo mới đây, Bộ Y tế đã đề xuất tăng tiền phụ cấp mổ, trực và phụ cấp tiền ăn cho nhân viên y tế gấp 02 - 03 lần so với hiện hành, nhằm đảm bảo thu nhập. Nội dung bài viết dưới đây sẽ thông tin cụ thể về điều này.