Sắp có 2 trường hợp nâng ngạch công chức không qua thi tuyển?

Hiện nay, công chức chỉ có thể thi tuyển để được nâng ngạch, song, sắp tới đây sẽ có 02 trường hợp nâng ngạch công chức không qua thi tuyển theo dự thảo Nghị định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức.

2 trường hợp xét nâng ngạch công chức

Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức (khoản d Điều 7 Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12).

Theo đó, việc nâng ngạch công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị và được thực hiện thông qua thi nâng ngạch (khoản 1 Điều 44 Luật Cán bộ, công chức 2008).

Tuy nhiên, từ ngày 01/7/2020, Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức số 52/2019/QH14 có hiệu lực thì việc nâng ngạch công chức còn được thực hiện qua xét nâng ngạch.

Cụ thể, khoản 5 Điều 32 dự thảo Nghị định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức quy định:

Công chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì được xét nâng ngạch trong các trường hợp sau:

  • Có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ trong thời gian giữ ngạch công chức hiện giữ, được cấp có thẩm quyền công nhận;

  • Được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm.

Trong đó, thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ là:

- Được khen thưởng từ Huân chương Lao động hạng Ba trở lên hoặc danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc (đối với xét nâng ngạch từ ngạch chuyên viên lên ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương trở lên);

- Đạt danh hiệu từ Chiến đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương trở lên (đối với xét nâng ngạch từ ngạch nhân viên lên cán sự hoặc tương đương; từ ngạch cán sự lên chuyên viên hoặc tương đương).

Như vậy, dự thảo Nghị định mới đã cụ thể hóa quy định của Luật Cán bộ, công chức 2008 sửa đổi, bổ sung 2019.

Sắp có 2 trường hợp nâng ngạch công chức không qua thi tuyển? (Ảnh minh họa)

Xét nâng ngạch trước còn chỉ tiêu mới thi nâng ngạch

Đây là quy định mới được đề xuất tại dự thảo Nghị định nhằm bảo đảm tính thống nhất khi thực hiện Luật Cán bộ, công chức.

Theo đó, căn cứ hồ sơ đăng ký dự xét nâng ngạch, Ban xét nâng ngạch công chức kiểm tra tiêu chuẩn, điều kiện của công chức dự xét nâng ngạch, báo cáo kết quả lên Hội đồng nâng ngạch chậm nhất 02 ngày làm việc khi kết thúc việc kiểm tra tiêu chuẩn, điều kiện xét nâng ngạch.

Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày công bố kết quả xét ngạch, Hội đồng nâng ngạch tiếp tục thực hiện việc tổ chức thi nâng ngạch công chức trong trường hợp còn chỉ tiêu nâng ngạch công chức.

Tức là, sẽ thực hiện rà soát để xét nâng ngạch công chức trước, sau đó, nếu vẫn còn chỉ tiêu nâng ngạch công chức thì mới tổ chức thi nâng ngạch.

Dự thảo Thông tư này dự kiến có hiệu lực trong năm 2020 và bãi bỏ các văn bản:

- Nghị định 24/2010/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

- Nghị định 93/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 24/2010;

- Nghị định 161/2018/NĐ-CP sửa đổi về tuyển dụng công chức, viện chức, nâng ngạch công chức…;

- Quyết định 27/2003/QĐ-TTg Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo.

>> Quy định mới về nâng ngạch công chức từ 01/7/2020

Hậu Nguyễn

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục