3 điểm mới Nghị định 20/2025/NĐ-CP về doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Chính phủ ban hành Nghị định số 20/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Dưới đây là một số điểm mới đáng chú ý của Nghị định 20.

1. Sửa đổi, bổ sung quy định về các bên có quan hệ liên kết

Nghị định 20/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm d, k và bổ sung điểm m khoản 2 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP về các bên có quan hệ liên kết.

Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định các bên liên kết là:

d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay.

Nội dung trên được sửa tại Nghị định số 20/2025/NĐ-CP như sau:

d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện tổng dư nợ các khoản vốn vay của doanh nghiệp đi vay với doanh nghiệp cho vay hoặc bảo lãnh ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng dư nợ tất cả các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay.

Ngoài ra, Nghị định 20/2025/NĐ-CP đã bổ sung các trường hợp không áp dụng quy định tại điểm d nêu trên, bao gồm:

- Bên bảo lãnh hoặc cho vay là các tổ chức kinh tế hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2024 không tham gia trực tiếp, gián tiếp điều hành, kiểm soát, góp vốn, đầu tư vào doanh nghiệp đi vay hoặc doanh nghiệp được bảo lãnh theo quy định tại các điểm a,c,đ,e,g,k,l và m khoản này.

- Bên bảo lãnh hoặc cho vay là các tổ chức kinh tế hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đi vay hoặc được bảo lãnh không trực tiếp, gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn, đầu tư của một bên khác theo quy định tại các điểm b, e và i khoản này.

Ngoài ra, điểm k khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định các bên liên kết:

k) Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp chịu sự điều hành, kiểm soát, quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia.

Nội dung trên được bổ sung, làm rõ  “doanh nghiệp chịu sự điều hành” bao gồm cả chi nhánh hạch toán độc lập thực hiện kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

2. Bổ sung trường hợp các bên liên kết

điểm mới Nghị định 20/2025/NĐ-CP
3 điểm mới Nghị định 20/2025/NĐ-CP về doanh nghiệp có giao dịch liên kết (Ảnh minh họa)

Trong Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) có quy định các khái niệm về Công ty con Công ty kiểm soát và Công ty liên kết, các quy định này nhằm kiểm soát các TCTD chứ không phục vụ cho mục tiêu quản lý thuế.

Tuy nhiên, để đảm bảo thống nhất quy định về Công ty con, Công ty kiểm soát và Công ty liên kết của các tổ chức tín dụng tại Luật các TCTD và quy định các bên liên kết tại Nghị định 132/2020/NĐ-CP và tinh thần của Nghị quyết số 01/NQ-CP, Chính phủ đã bổ sung điểm m vào khoản 2 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định các bên liên kết.

Theo đó, các bên có quan hệ liên kết có thể là tổ chức tín dụng với Công ty con hoặc với Công ty kiểm soát hoặc với Công ty liên kết của tổ chức tín dụng.

Các chủ thể này được quy định chi tiết tại Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).

3. Bổ sung trách nhiệm của Ngân hàng nhà nước

Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định Ngân hàng Nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp cung cấp thông tin, số liệu về các khoản vay, trả nợ nước ngoài của từng doanh nghiệp cụ thể có giao dịch liên kết.

Việc này thực hiện trên cơ sở danh sách do Cơ quan thuế yêu cầu, bao gồm dữ liệu về kim ngạch khoản vay, lãi suất, kỳ trả lãi, trả gốc, thực tế rút vốn, trả nợ (gốc, lãi) và các thông tin liên quan khác (nếu có).

Ngoài quy định trên, Nghị định số 20/2025/NĐ-CP bổ sung trách nhiệm của Ngân hàng nhà nước phải phối hợp cung cấp thông tin được báo cáo theo quy định pháp luật về người có liên quan, bao gồm:

  • Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng.

  • Người có liên quan của cổ đông sở hữu từ 01% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng.

  • Công ty liên kết của tổ chức tín dụng theo hệ thống thông tin dữ liệu quản lý của Ngân hàng Nhà nước khi cơ quan thuế đề nghị.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 27/3/2025 và áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024.

Trên đây là 3 điểm mới Nghị định 20/2025/NĐ-CP về doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

1900 6192 để được giải đáp qua tổng đài
0936 385 236 để sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa

Tin cùng chuyên mục

Những Luật, Nghị định nào sẽ được sửa đổi để triển khai Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân?

Những Luật, Nghị định nào sẽ được sửa đổi để triển khai Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân?

Những Luật, Nghị định nào sẽ được sửa đổi để triển khai Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân?

Để triển khai Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, Chính phủ đã có văn bản yêu cầu các Bộ, ngành rà soát, sửa đổi, hoàn thiện một số Luật và Nghị định. Dưới đây là thông tin chi tiết.

​Chính sách mới đối với doanh nghiệp đổi mới sáng tạo theo Nghị quyết 68-NQ/TW

​Chính sách mới đối với doanh nghiệp đổi mới sáng tạo theo Nghị quyết 68-NQ/TW

​Chính sách mới đối với doanh nghiệp đổi mới sáng tạo theo Nghị quyết 68-NQ/TW

Tại Nghị quyết 68-NQ/TW 2025, Bộ Chính trị đã nêu các nhiệm vụ, giải pháp để phát triển doanh nghiệp đổi mới sáng tạo để đạt được mục tiêu đến năm 2030 thuộc nhóm 3 nước đứng đầu ASEAN và nhóm 5 nước đứng đầu khu vực châu Á.

Nghị quyết 198 của Quốc hội: Chi tiết 6 chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 198 của Quốc hội: Chi tiết 6 chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 198 của Quốc hội: Chi tiết 6 chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Nhằm thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 198 năm 2025 được Quốc hội thông qua ngày 17/5/2025, đặt ra nhiều cơ chế, chính sách đặc biệt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, bền vững

Russin & Vecchi - Top M&A law firms chuyên nghiệp tại Việt Nam

Russin & Vecchi - Top M&A law firms chuyên nghiệp tại Việt Nam

Russin & Vecchi - Top M&A law firms chuyên nghiệp tại Việt Nam

Russin & Vecchi chuyên về nhiều lĩnh vực pháp lý, bao gồm luật doanh nghiệp và thương mại, sáp nhập và mua lại, sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp, luật lao động, bất động sản, thuế,.... Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm về sáp nhập và mua lại của Russin & Vecchi sẽ cung cấp các dịch vụ pháp lý toàn diện cho khách hàng trong nhiều ngành khác nhau.

10 mức phạt mới từ 15/02/2025 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cần lưu ý

10 mức phạt mới từ 15/02/2025 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cần lưu ý

10 mức phạt mới từ 15/02/2025 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cần lưu ý

Nghị định 174/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm sẽ điều chỉnh một số mức phạt tại Nghị định số 98/2013/NĐ-CP. Dưới đây là 10 mức phạt mới từ 15/02/2025 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cần lưu ý.