Xem phim lậu có bị xử phạt không? [Theo quy định mới nhất]

Xem và phân phối phim lậu là hiện tượng rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Vậy, phim lậu là gì? Xem phim lậu có bị xử phạt không?


1. Phim lậu là gì? Phim được bảo vệ bản quyền thế nào?

Phim lậu là phim được sao chép hoặc phân phát trái phép mà không có sự đồng ý của người sở hữu bản quyền, người có quyền khai thác phim.

Hiện nay, trên mạng, hiện tượng xem phim "chùa" diễn ra khá phổ biến. Theo đó, các trang web lậu sẽ đi sao chép phim từ các website của nước ngoài hoặc của chính các website của Việt Nam đã mua bản quyền chiếu phim theo đúng quy định về và chiếu miễn phí trên website đó.

Đồng thời, người xem được xem miễn phí nhưng có thể sẽ phải xem quảng cáo, và các website chiếu phim lậu sẽ chạy quảng cáo, yêu cầu người xem bấm vào quảng cáo để kiếm doanh thu.

Về bản quyền phim, theo Điều 21 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2022, phim được định nghĩa là tác phẩm điện ảnh và được bảo hộ theo quyền tác giả như sau:

  • Tác giả của tác phẩm điện ảnh bao gồm biên kịch, đạo diễn được hưởng quyền nhân thân đặt tên, đứng danh và được bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm;
  • Người quay và dựng phim, phụ trách kỹ xảo điện ảnh, âm thanh và mỹ thuật,... các công việc có tính sáng tạo thì được quyền nhân thân đứng danh;
  • Tổ chức cá nhân đầu tư vào tác phẩm thì có thể công bố tác phẩm hoặc có thể thỏa thuận với những người có quyền trên để được đặt tên, sửa đổi tác phẩm;
  • Trường hợp kịch bản, tác phẩm âm nhạc trong tác phẩm điện ảnh được sử dụng độc lập thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của kịch bản, tác phẩm âm nhạc được hưởng quyền tác giả một cách độc lập đối với kịch bản, tác phẩm âm nhạc đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác bằng văn bản.
Xem phim lậu có bị xử phạt không?
Xem phim lậu có bị xử phạt không? (Ảnh minh họa)

2. Xem phim lậu có bị xử phạt không?

Có thể thấy rõ, pháp luật Việt Nam chưa có chế tài xử phạt với hành vi xem phim lậu mà chỉ mới đưa ra những mức phạt hành chính hoặc thậm chí là chịu trách nhiệm hình sự với hành vi phân phối, chiếu phim lậu trên các trang web lậu.

Theo đó, việc phân phối phim lậu là vi phạm quyền nhân thân và tài sản của tác giả, nhà sản xuất phim cũng như những tổ chức cá nhân đầu tư vào phim đó.

Người phân phối phim lậu sẽ bị phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng và sẽ bị dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số theo Điều 15 Nghị định 131/2013/NĐ-CP.

Ngoài ra, trong trường hợp hành vi phân phối phim lậu có cấu thành tội phạm thì tổ chức hoặc người phạm tội có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 225 của Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

STT

Hành vi

Mức phạt

I

Cá nhân

1

  • Thu lợi từ 50 - 300 triệu đồng
  • Gây thiệt hại đến chủ sở hữu từ 100- 500 triệu đồng
  • Phạt tiền từ 50 - 300 triệu đồng
  • Cải tạo không giam giữ đến 03 năm

2

  • Phạm tội có tổ chức
  • Phạm tội > 02 lần
  • Thu lợi từ hành vi phạm tội > 300 triệu đồng
  • Gây thiệt hại cho chủ sở hữu > 500 triệu đồng
  • Phạt tiền từ 300 triệu đồng - 01 tỷ đồng
  • Phạt tù từ 06 tháng - 03 năm

3

Hình phạt bổ sung

Từ 20 - 200 triệu đồng và bị cấm làm một số công việc từ 01 - 05 năm

II

Tổ chức

1

  • Thu lợi từ 200 - dưới 300 triệu đồng
  • Gây thiệt hại từ 300 - dưới 500 triệu đồng cho chủ sở hữu, từng bị xử phạt hành chính/kết án tội này

Phạt tiền từ 500 - dưới 02 tỷ đồng

2

  • Phạm tội có tổ chức
  • Phạm tội > 02 lần
  • Thu lợi từ hành vi phạm tội > 300 triệu đồng
  • Phạt tiền từ 02 - 05 tỷ đồng
  • Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng - 02 năm

3

Hình phạt bổ sung

Phạt tiền từ 100 - 500 triệu đồng và bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định/cấm huy động vốn từ 01 - 03 năm

3. Làm sao để bảo vệ quyền tác giả với phim?

Khi phát hiện hành vi phân phối phim lậu, chủ sở hữu quyền tác giả của phim có thể bảo vệ quyền của mình qua 03 biện pháp dựa trên khoản 1 Điều 198 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2022 là:

  1. Sử dụng các biện pháp công nghệ để đưa thông tin cảnh cáo, chặn trang web phân phối, ngăn ngừa việc phim bị sao chép trái phép.
  2. Gửi yêu cầu tổ chức, cá nhân xâm phạm chấm dứt hành vi và gỡ bỏ phim được phân phối trái phép, yêu cầu cải chính công khai hoặc bồi thường.
  3. Báo cáo và yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ.
  4. Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài.

Việc xem và phân phối phim lậu là một trong những vi phạm sở hữu trí tuệ phổ biến gây thiệt hại lớn ở Việt Nam. Qua bài viết chúng ta đã hiểu rõ hơn phim lậu là gì cũng như biết được xem phim lậu có bị xử phạt không?

Nếu còn thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 của LuatVietnam để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Dưới tác động của biến đổi khí hậu và nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất đã trở thành giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm. Cùng tham khảo hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất tại bài viết dưới đây.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân: Cần hồ sơ gì?

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân: Cần hồ sơ gì?

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân: Cần hồ sơ gì?

Doanh nghiệp tư nhân là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay. Để có thể thực hiện được thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân cần phải đáp ứng những điều kiện nào? Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân ra sao và thời gian thực hiện thủ tục này mất bao lâu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.