Vốn lưu động là gì? Ý nghĩa của vốn lưu động đối với doanh nghiệp

Một doanh nghiệp tồn tại không chỉ nhờ vào vốn điều lệ mà phải có thêm vốn lưu động. Vốn lưu động không được quy định cụ thể trong luật doanh nghiệp nhưng lại có ý nghĩa lớn đối với hoạt động thực tế của doanh nghiệp.


Vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động (Working capital), đây là một thước đo tài chính thể hiện nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp, nhằm đáp ứng những hoạt động kinh doanh hàng ngày như: Tiền trả lương nhân viên, tiền thanh toán cho nhà cung cấp, tiền trả chi phí mặt bằng, điện nước,...

Quản lý vốn lưu động là những công việc liên quan tới quản lý hàng tồn kho, các khoản phải thu và phải trả, tiền mặt.

Vốn lưu động là một dạng tài sản ngắn hạn, điều đó được thể hiện rõ nhất ở công thức tính, cụ thể như sau:

Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn

Trong đó:

- Tài sản ngắn hạn là các tài sản mà có thể dễ dàng chuyển đổi ngay thành tiền mặt trong ngắn hạn, các tài sản có tính thanh khoản cao. Ví dụ như tiền gửi, trái phiếu thời hạn dưới 1 năm, vàng bạc, ngoại tệ, hàng hóa, các khoản bán chịu,...

- Nợ phải trả ngắn hạn là các khoản nợ có thời hạn dưới 1 năm. Bao gồm các khoản nợ ngân hàng và cả các khoản mua chịu.

Vốn lưu động có ý nghĩa rất lớn đến việc duy trì và tồn tại của một doanh nghiệp. Căn cứ vào việc xác định vốn lưu động sẽ xác định được tình trạng của doanh nghiệp hiện tại.

Thông thường, một công ty sẽ xảy ra 2 tình trạng sau:

- Vốn lưu động có giá trị dương:

Điều này chứng tỏ tài sản ngắn hạn đang lớn hơn các khoản nợ ngắn hạn. Nhờ thế mà doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt để trả các khoản nợ tới hạn. Giúp các hoạt động sản xuất diễn ra bình thường.

- Vốn lưu động có giá trị âm:

Chứng tỏ tài sản ngắn hạn đang nhỏ hơn các khoản nợ ngắn hạn. Cũng đồng nghĩa với việc rằng doanh nghiệp không có khả năng trả nợ và rất dễ dẫn đến tình huống phá sản.

von luu dong la giÝ nghĩa của vốn lưu động trong doanh nghiệp (Ảnh minh hoạ)

Vốn điều lệ và vốn lưu động khác nhau thế nào?

Theo khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Căn cứ Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020, tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Khái niệm vốn điều lệ và vốn lưu động thực chất hoàn toàn khác nhau. Vốn điều lệ là số vốn ban đầu được sở hữu bởi các thành viên ghi trên điều lệ công ty, nó có liên quan đến rất nhiều quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi thành viên căn cứ trên tỷ lệ góp vốn ghi trên điều lệ.

Vốn lưu động là khái niệm thiên về kế toán và quản trị doanh nghiệp, là khoản tiền dự tính làm vốn luân chuyển, mua sắm tài sản lưu động, hàng hóa dịch vụ trong 1 kỳ kinh doanh. Phần dùng để đầu tư mua sắm trang thiết bị có thể xem là vốn cố định.

Khi mới thành lập thì toàn bộ vốn kinh doanh được hình thành tự vốn tự có (hay vốn ghi trên điều lệ ban đầu) nhưng sau này vốn kinh doanh sẽ được hình thành từ nhiều nguồn, vốn ban đầu, nợ và lợi nhuận để lại, trong khi vốn điều lệ vẫn không đổi trừ khi có quyết định thay đổi điều lệ.

Trên đây là một số khái niệm cơ bản về vốn lưu động. Nếu có thắc mắc về vốn lưu động của doanh nghiệp, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Tăng vốn điều lệ sẽ tác động như thế nào đến doanh nghiệp?

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở giúp các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập cơ sở kinh doanh với đầy đủ tư cách pháp nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Vậy các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thế nào?

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Trong xuất nhập khẩu, có một loại hình là xuất nhập khẩu tại chỗ. Vậy xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Loại hàng hóa nào được thực hiện xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ? Thủ tục hải quan khi hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ được thực hiện như thế nào?

Chia sẻ kinh nghiệm thành lập công ty đầy đủ, chi tiết từ A - Z

Chia sẻ kinh nghiệm thành lập công ty đầy đủ, chi tiết từ A - Z

Chia sẻ kinh nghiệm thành lập công ty đầy đủ, chi tiết từ A - Z

Bạn đang tìm một đơn vị thực hiện dịch vụ thành lập công ty trọn gói, nhanh gọn, giá rẻ. Bạn đang bế tắc vì có quá nhiều thông tin tràn lan trên mạng. Bạn đang muốn biết thủ tục, quy trình thực hiện như thế nào? Kế toán Việt Mỹ, đơn vị thực hiện dịch vụ doanh nghiệp uy tín số 1 hiện nay sẽ giải đáp và gỡ rối những khó khăn cho bạn qua bài viết sau đây.

Có được đăng ký tên công ty trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ?

Có được đăng ký tên công ty trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ?

Có được đăng ký tên công ty trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ?

Việc đặt tên cho công ty có vẻ khá đơn giản nhưng lại có thể gặp rắc rối nếu cá nhân, tổ chức không tham khảo kỹ. Tên công ty có thể đặt trùng với nhãn hiệu được không? Bởi lẽ tên công ty không phải đối tượng sở hữu công nghiệp giống như nhãn hiệu.