Vốn hóa là gì? Cách tính vốn hóa chuẩn nhất hiện nay

Vốn hóa là thuật ngữ phổ biến được sử dụng trong báo cáo tài chính. Để hiểu rõ hơn vốn hóa là gì? Cách tính cũng như ý nghĩa của vốn hóa đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp kiến thức hữu ích xoay quanh chủ đề này, xin mời các độc giả cùng đón đọc!

1. Vốn hóa là gì? Thế nào là tỷ lệ vốn hóa? 

Được nhắc nhiều trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp thế nhưng ít người hiểu được chính xác vốn hóa là gì? Thế nào là tỷ lệ vốn hóa?

Moi-quan-he-mat-thiet-giua-von-hoa-va-dau-tu-chung-khoanTìm hiểu bài viết để biết chính xác thuật ngữ vốn hóa là gì? (Ảnh minh họa)

1.1 Vốn hóa là gì?

Chúng ta có thể hiểu đơn giản trong một mốc thời gian xác định, tổng các giá trị hiện tại của một doanh nghiệp được định nghĩa là vốn hóa.

Vốn hóa bao gồm: Tổng giá trị cổ phiếu, các khoản nợ dài hạn và thu nhập được giữ lại của một doanh nghiệp.

Công ty vốn hóa đơn là công ty có độc nhất một loại cổ phiếu, trái lại, công ty vốn hóa cơ cấu hay vốn hóa phân biệt sở hữu nhiều loại cổ phiếu khác nhau.

1.2 Thế nào là tỷ lệ vốn hóa?

Ngoài thuật ngữ vốn hóa, bạn cần phải hiểu rõ tỷ lệ vốn hóa là như thế nào? Đây là một trong những khái niệm cần thiết đối với các nhà đầu tư.

Tỷ trọng của vốn vay hay cổ phần kết hợp với tổng giá trị vốn hóa thị trường là những điều luôn luôn song hành mỗi khi đề cập đến tỷ lệ vốn hóa. Trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp, tỷ lệ vốn hóa đóng vai trò quan trọng đối với mỗi loại cổ phần.

2. Có mấy loại vốn hóa? 

Về cơ bản, vốn hóa được chia làm 2 loại: Vốn hóa trong ngành kế toán và vốn hóa trong ngành tài chính.

2.1 Vốn hóa trong kế toán 

Đối với ngành kế toán, vốn hóa được xác định trên bảng cân đối kế toán bằng việc ghi nhận các khoản chi phí tài sản.

Ngoài ra, một khoản cho thuê vốn là việc chuyển một khoản thuê hoạt động ngoài bảng cân đối sang bảng cân đối kế toán và ghi nhận lại, điều này được nhắc đến khá nhiều trong vốn hóa đối với ngành kế toán.

Muốn làm được điều đó, đầu tiên kế toán viên cần xác định giá trị ngay tại thời điểm hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê hoạt động trong tương lai, đồng thời trên bảng cân đối kế toán phải ghi lại số tiền dưới dạng tài sản nợ tương ứng.

Vốn hóa là gìVốn hóa được xác định trên bảng cân đối kế toán bằng việc ghi nhận các khoản chi phí tài sản (Ảnh minh họa)

2.2 Vốn hóa trong tài chính

Ngoài giá trị sổ sách, giá trị thị trường của một doanh nghiệp là điều mà các nhà đầu tư cần lưu tâm trong quá trình phân tích. Giá trị cổ phiếu của một doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị thị trường của vốn.

Giai đoạn bị thừa hoặc thiếu vốn là điều không thể tránh khỏi đối với các công ty. Doanh thu của doanh nghiệp không còn đủ khả năng để chi trả các chi phí vốn là nguyên nhân chủ chốt dẫn đến tình trạng thiếu vốn.

Vốn hóa là gìGiá trị cổ phiếu của một doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị thị trường của vốn (Ảnh minh họa)

3. Cách tính vốn hóa của một doanh nghiệp 

Dựa vào định nghĩa vốn hóa là gì, chúng ta có thể dễ dàng tính được vốn hóa của một doanh nghiệp. Để tính, bạn cần nắm rõ giá cổ phiếu hiện tại và số lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường, cụ thể ta có công thức như sau:

Vốn hóa thị trường = Giá cổ phiếu tại thời điểm hiện tại * số lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường

Ví dụ: Một doanh nghiệp có 70 triệu cổ phiếu, mỗi cổ phiếu có giá 30 USD. Tính giá trị vốn hóa của doanh nghiệp.

Theo công thức trên, ta có: Vốn hóa thị trường của doanh nghiệp = 70 triệu * 30 = 210 triệu USD.

4. Vốn hóa có ý nghĩa như thế nào? 

Sau khi nắm rõ được vốn hóa là gì, cách tính vốn hóa của doanh nghiệp, chúng ta cần phải hiểu ý nghĩa của vốn hóa đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư, cụ thể:

4.1 Với doanh nghiệp 

  • Làm nổi bật rõ quy mô cũng như vị thế của doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác trên thị trường.

  • Các công ty hoạt động lâu năm và đi đầu trong ngành là biểu hiện rõ nhất của vốn hóa cao. Trái lại, đối với các doanh nghiệp mới thành lập, chịu ảnh hưởng nặng nề từ các biến động khác nhau trên thị trường thường có vốn hóa thấp.

4.2 Với nhà đầu tư

  • Khi đầu tư cổ phiếu, xác định cụ thể mức độ rủi ro và tính thanh khoản là điều cần thiết đối với một nhà đầu tư.

  • Trong tương lai, tiềm năng phát triển của các loại cổ phiếu cũng cần xem xét một cách cụ thể. Tốc độ tăng trưởng chậm nhưng ổn định, về lâu dài đem lại lợi nhuận cao cho các công ty có mức vốn hóa lớn. Ngược lại, sự tăng trưởng nhanh và mạnh sẽ là tiềm năng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

  • Không chỉ dừng lại ở đó, vốn hóa còn cung cấp đa dạng sự lựa chọn, đồng thời xác định rủi ro khi đầu tư cổ phiếu.

5. Vốn hóa và đầu tư chứng khoán có mối liên hệ gì? 

Vốn hóa và đầu tư chứng khoán có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vốn hóa được ví như là thước đo giúp doanh nghiệp hay các nhà đầu tư dễ dàng đánh giá giá trị tiềm năng mà mỗi cổ phiếu mang lại.

5.1 Sự khác nhau giữa vốn hóa và vốn chủ sở hữu

2 khái niệm vốn hóa và vốn chủ sở hữu khiến khá nhiều người nhầm lẫn. Về cơ bản, 2 loại vốn này hoàn toàn khác nhau:

Vốn hóa thị trường

Vốn chủ sở hữu

- Quy mô của công ty được đánh giá, xác định.

- Thời gian là yếu tố làm biến động, giá trị cổ phiếu và số lượng phát hành ảnh hưởng đến giá trị vốn hóa.

- Tại thời điểm hiện tại, có thể không chứng minh được giá trị thực của công ty.

- Xác định, đánh giá giá trị thực của công ty.

- Yếu tố thời gian không làm ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu.

- Giá trị cổ phiếu và vốn chủ sở hữu doanh nghiệp không ảnh hưởng lẫn nhau. Tài sản cố định đóng vai trò quyết định.

5.2 3 ảnh hưởng của vốn hóa trong đầu tư chứng khoán

  • Cổ phiếu có giá trị càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp đó có vốn hóa cao. Ngược lại, giá trị cổ phiếu thấp đồng nghĩa với việc vốn hóa của doanh nghiệp thấp.

Chính vì vậy, trước khi đầu tư và đưa ra mã chứng khoán thích hợp cần xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng để hạn chế rủi ro nhất có thể. Trong trường hợp ngân sách eo hẹp, xem xét các công ty có vốn hóa vừa là sự lựa chọn thích hợp cho các nhà đầu tư.

  • Ngoài những điều trên, việc tìm hiểu các thông tin khác liên quan đến doanh nghiệp như báo cáo tài chính, kế hoạch kinh doanh,... là điều vô cùng cần thiết đối với mỗi nhà đầu tư để đưa ra những quyết định sáng suốt và kịp thời.

  • Để đầu tư an toàn, dài hạn, lựa chọn các công ty có mức vốn hóa lớn luôn là sự ưu tiên số 1. Nếu bạn định đầu tư ngắn hạn thì với các công ty có vốn hóa vừa và nhỏ khá phù hợp, tuy nhiên điều này đồng nghĩa sẽ kéo theo rất nhiều rủi ro khó lường, một vài tình trạnh bạn sẽ phải giải quyết như đầu cơ, giá cổ phiếu ảo,....

5.3 3 chiến lược hiệu quả để đầu tư chứng khoán trên mức vốn hóa

Các nhà đầu tư chứng khoán có thể tham khảo 3 chiến lược mà chúng tôi cung cấp dưới đây:

  1. Một lời khuyên hữu ích dành cho các nhà đầu tư nếu bạn muốn an toàn, ít rủi ro thì việc lựa chọn đầu tư vào công ty có mức vốn hóa lớn hoặc trung bình với chiến lược đầu tư dài hạn là sự lựa chọn sáng suốt. Lợi nhuận nhóm cổ phiếu này xuất phát từ mức chênh lệch giá và hoạt động trả cổ tức của công ty.

  2. Đối với chiến lược đầu tư ngắn hạn, việc lựa chọn các doanh nghiệp với vốn hóa trung bình hoặc nhỏ sẽ thích hợp hơn. Tuy nhiên, để tránh tình trạng rủi ro cao, trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào các nhà đầu tư nên xem xét, cân nhắc một vài yếu tố như khả năng chấp nhận rủi ro, tài chính, thời gian đầu tư,....

  3. Để đẩy mạnh lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, các danh mục đầu tư nên được đa dạng hóa, phân bổ tài chính dựa trên tỷ lệ thích hợp.

6. 4 nhóm doanh nghiệp theo giá trị vốn hóa thị trường tại Việt Nam

Để giúp các nhà đầu tư xác định được loại cổ phiểu phù hợp với mục tiêu và giảm thiểu mức độ rủi ro, việc phân loại cổ phiếu dựa trên vốn hóa thị trường là việc làm hết sức cần thiết. Hiện nay, tại nước ta, chia ra 4 nhóm doanh nghiệp theo giá trị vốn hóa thị trường, cụ thể:

6.1 Vốn hóa lớn 

Vốn hóa thị trường từ 10.000 tỷ đồng trở lên thường được gọi là doanh nghiệp có mức vốn hóa lớn (Large - cap) hay còn được biết đến với tên gọi là Blue chip. Đặc điểm nổi bật nhất của các doanh nghiệp này là được hình thành từ lâu đời, dẫn đầu trong các ngành cụ thể và thu hút sự chú ý lớn của nhiều người.

Quy mô hoạt động kinh doanh lớn của nhóm các doanh nghiệp Large - cap tỷ lệ thuận với lượng cổ phiếu niêm yết trên thị trường. Sự tin tưởng, đánh giá cao của người mua đối với một doanh nghiệp phụ thuộc vào giá trị cổ phiếu.

Một vài doanh nghiệp Large - cap trên thị trường hiện nay phải kể đến như: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - vốn hóa 377,181.57 tỷ đồng; Tập đoàn Vingroup - vốn hóa 222,733.84 tỷ đồng; Công ty cổ phần Vinhomes - vốn hóa 214,670.32 tỷ đồng.

Nhom-doanh-nghiep-co-von-hoa-lon-dan-dau-trong-cac-nganh-thu-hut-nhieu-su-chu-y-lonNhóm doanh nghiệp có vốn hóa lớn dẫn đầu trong các ngành, thu hút nhiều sự chú ý (Ảnh minh họa)

6.2 Vốn hóa vừa

Mid - cap hay vốn hóa vừa dùng để chỉ các doanh nghiệp có mức vốn hóa từ 1.000 đến 10.000 tỷ đồng. Điểm khác biệt rõ nhất so với nhóm doanh nghiệp Large - cap là chưa nhận được sự chú ý nhiều.

Một điều khiến cho thị giá sụt giảm, không cao bằng nhóm có vốn hóa lớn đến từ sự cạnh tranh không ngừng và gia tăng thị phần của nhóm doanh nghiệp Mid - cap.

Hiệu quả kinh doanh hay sự thu hút trên thị trường tỷ lệ thuận với giá cổ phiếu của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp Mid - cap tiêu biểu: Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí - vốn hoá 9,866.87 tỷ đồng; CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt - vốn hoá 9,738.87 tỷ đồng,....

6.3 Vốn hóa nhỏ

Vốn hoá dao động từ 100 đến dưới 1000 tỷ đồng chính là nhóm doanh nghiệp có vốn hóa nhỏ hay còn được gọi là Small - cap. Giá trị và số lượng cổ phiếu ít là đặc điểm thường thấy ở nhóm đối tượng này. Một vài nguyên nhân khiến cho giá cổ phiếu thấp như quy mô của doanh nghiệp nhỏ, môi trường cạnh tranh cao, tỷ suất lợi nhuận thấp,....

Nhom-doanh-nghiep-Small-cap-co-von-hoa-dao-dong-100-den-duoi-1000-ty-dong
Nhóm doanh nghiệp Small - cap có vốn hóa dao động từ 100 đến dưới 1000 tỷ đồng (Ảnh minh họa)

6.4 Vốn hóa siêu nhỏ

Micro - cap là tên gọi khác của nhóm doanh nghiệp này, vốn hóa dưới 100 tỷ đồng. Đây thường là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, giá cổ phiếu thấp.

7. Top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất trên thị trường Việt Nam 2023

Những doanh nghiệp lớn đang dẫn đầu về cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường hiện nay. Thu hút đông đảo sức mua của thị trường phải kể đến nhóm vốn hóa lớn (Large - cap) hay là Blue chip.

Tính ổn định, cung cấp lợi nhuận lâu dài khiến cho nhóm cổ phiếu này luôn mang lại sức hút lớn đối với các nhà đầu tư. Dưới đây là top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay độc giả có thể tham khảo thêm:

  1. VCB - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, vốn hóa 377,181.57 tỷ đồng.

  2. VIC - Tập đoàn Vingroup, vốn hóa 222,733.84 tỷ đồng.

  3. VHM - Công ty cổ phần Vinhomes, vốn hóa 214,670.32 tỷ đồng.

  4. GAS - Tổng Công ty Khí Việt Nam, vốn hóa 203,644.28 tỷ đồng.

  5. BID - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam, vốn hóa 196,776.58 tỷ đồng.

  6. VNM - Công ty cổ phần Sữa Việt Nam, vốn hóa 163,016.52 tỷ đồng.

  7. CTG - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, vốn hoá 134,801.30 tỷ đồng.

  8. MSN - Công ty cổ phần Tập đoàn Masan, vốn hoá 133,118.27 tỷ đồng.

  9. VPB - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, vốn hoá 124,194.27 tỷ đồng.

  10. HPG - Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, vốn hoá 118,621.63 tỷ đồng.

Trên đây là toàn bộ bài viết Vốn hóa là gì? Các đặc điểm, ý nghĩa của vốn hóa. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ cung cấp thêm nhiều kiến thức bổ ích cho các độc giả. Mọi vấn đề vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 2 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp cụ thể.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Đầu tư vào khu công nghệ cao là một lĩnh vực đòi hỏi nhà đầu tư phải có tiềm lực tài chính mạnh mẽ và đáp ứng nhiều tiêu chí khắt khe theo quy định pháp luật. Vậy, nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Dưới tác động của biến đổi khí hậu và nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất đã trở thành giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm. Cùng tham khảo hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất tại bài viết dưới đây.