Vốn điều lệ có phải là vốn tự có, vốn đầu tư hay vốn góp không?

Ngoài vốn điều lệ còn có các thuật ngữ khác cũng thường gặp là vốn tự có, vốn đầu tư, vốn góp. Vậy vốn điều lệ có phải vốn tự có, vốn đầu tư hay vốn góp không?

1. Vốn điều lệ có phải là vốn tự có không?

Có thể khẳng định, vốn điều lệ không phải vốn tự có dù vốn điều lệ và vốn tự có có những điểm tương đồng với nhau nhưng đây là 02 thuật ngữ khác nhau.

1.1. Điểm giống nhau giữa vốn điều lệ và vốn tự có

- Được hình thành trên cơ sở tài sản góp vốn của các nhà đầu tư.

- Thể hiện sức mạnh tài chính, tính bền vững, phát triển của tổ chức góp phần tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng…

1.2. Điểm khác nhau giữa vốn điều lệ và vốn tự có

Tiêu chí

Vốn điều lệ

Vốn tự có

Cơ sở pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2020

Luật Các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi, bổ sung 2017

Định nghĩa

Vốn điều lệ là:

- Tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp/cam kết góp khi thành lập công ty TNHH, công ty hợp danh; hoặc

- Tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán/đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

Vốn tự có gồm:

- Giá trị thực của vốn điều lệ của tổ chức tín dụng/vốn được cấp của chin nhánh ngân hàng nước ngoài;

- Các quỹ dự trữ;

- Một số tài sản nợ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Hình thức

Được thể hiện trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Không được thể hiện trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Cách sử dụng

Được sử dụng chung cho các loại hình doanh nghiệp

Được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực ngân hàng nhằm thể hiện được nguồn lực tài chính tự có mà ngân hàng đang sở hữu

Thời điểm hình thành

Hình thành khi tài sản đã góp/chỉ mới cam kết góp vào doanh nghiệp

Chỉ hình thành khi có tài sản thực được góp vào ngân hàng

Vai trò

- Là cơ sở để xác định tỷ lệ phần vốn góp/sở hữu cổ phần của thành viên, cổ đông trong công ty.

- Là cơ sở để xác định điều kiện kinh doanh đối với các ngành, nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định.

- Vốn điều lệ còn là sự cam kết mức trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên, cổ đông đối với khách hàng, đối tác.

- Giảm thiểu rủi ro có thể phát sinh khi ngân hàng/tổ chức tín dụng bị phá sản, vốn tự có được dùng để chi trả cho khách hàng.

- Các cơ quan quản lý thông qua điều chỉnh các quy định tác động đến vốn tự có nhằm điều tiết kinh tế, đồng thời đảm bảo an toàn cho ngân hàng trong quá trình hoạt động.


Qua đây, có thể thấy vốn điều lệ không phải là vốn tự có, tuy nhiên, vốn điều lệ là một phần quan trọng trong việc tính toán vốn tự có của một tổ chức và cả hai chỉ số này đều có ảnh hưởng đến nguồn lực tài chính của tổ chức.

Vốn điều lệ có phải vốn tự có không? (Ảnh minh họa)

2. Vốn điều lệ có phải là vốn đầu tư không?

Vốn điều lệ và vốn đầu tư dự án đều là tài sản do các nhà đầu tư sử dụng vào hoạt động kinh doanh song vốn điều lệ không phải là vốn đầu tư, chúng khác nhau cơ bản như sau:

Tiêu chí

Vốn đầu tư

Vốn điều lệ

Khái niệm

Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác theo quy định của pháp luật về dân sự và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh (khoản 23 Điều 3 Luật Đầu tư 2020).

Nói cách khác, vốn đầu tư chính là toàn bộ các khoản đầu tư mà nhà đầu tư sử dụng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp/cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán/được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần (khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020).

Phân loại

Vốn đầu tư dự án có thể bao gồm: vốn điều lệ của doanh nghiệp (góp một phần/góp toàn bộ), vốn vay từ ngân hàng, vốn góp của các nhà đầu tư khác…

Vốn điều lệ được hiểu là tổng giá trị tài sản mà các thành viên, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp hoặc là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty. Hiện nay Luật doanh nghiệp không có quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa khi thành lập công ty là bao nhiêu mà cho doanh nghiệp tự lựa chọn và đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp tùy thuộc vào nhu cầu kinh doanh và khả năng thực tế mà doanh nghiệp. Mặc dù không quy định về mức vốn điều lệ nhưng Luật doanh nghiệp 2020 có quy định về thời hạn góp vốn đối với những công ty mới thành lập là 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Phạm vi sử dụng

Thường được dùng với các doanh nghiệp FDI.

Là thuật ngữ thường được dùng với các doanh nghiệp trong nước.

Đặc điểm

Vốn đầu tư dự án của doanh nghiệp được quy định đối với từng dự án đầu tư, bao gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn do nhà đầu tư huy động để thực hiện dự án dầu tư.

Trong quá trình thực hiện, nhà đầu tư có thể tăng vốn góp vào dự án bất kỳ lúc nào mà không cần phải tăng vốn điều lệ.

Là phần vốn cam kết góp trong một thời hạn không quá 90 ngày và được ghi vào Điều lệ của Công ty.

3. Vốn điều lệ có phải là vốn góp không?

Có thể hình dung, vốn điều lệ là một tập hợp mà vốn góp là một tập con.

Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Vốn điều lệ có phải vốn góp không? (Ảnh minh họa)

Khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định:

Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.

Mặt khác, khoản 27 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định:

Phần vốn góp là tổng giá trị tài sản của một thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Tỷ lệ phần vốn góp là tỷ lệ giữa phần vốn góp của một thành viên và vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.

Theo đó, có thể hiểu vốn góp là tổng giá trị tài sản mà nhà đầu tư đã góp/cam kết góp để tạo thành vốn điều lệ của công ty.

Trên đây là những giải đáp xung quanh vấn đề Vốn điều lệ có phải là vốn tự có không? Nếu cần thêm thông tin, vui lòng gọi ngay đến tổng đài 0938.36.1919 để được giải đáp nhanh chóng.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục thành lập khu công nghệ cao [mới nhất]

Việc thành lập khu công nghệ cao không chỉ đóng vai trò trong việc thúc đẩy phát triển ngành công nghệ, mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập khu công nghệ cao.