Các trường hợp vi phạm kiểu dáng công nghiệp và cách xử lý

Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, vi phạm kiểu dáng công nghiệp là một vấn nạn nhức nhối cần được xử lý nghiêm. Hãy theo dõi bài viết sau để biết vi phạm kiểu dáng công nghiệp là gì và cách xử lý như thế nào?


Vi phạm kiểu dáng công nghiệp là gì?

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

Còn vi phạm kiểu dáng công nghiệp là hành vi sử dụng những kiểu dáng công nghiệp đã được đăng ký bảo hộ trước đó nhưng không có sự cho phép của chủ sở hữu hoặc sử dụng kiểu dáng công việc giống với kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký trước đó mà vẫn còn trong thời hạn còn hiệu lực của văn bằng bảo hộ.

Nói cách khác, vi phạm kiểu dáng công nghiệp chính là xâm phạm đến quyền đối với kiểu dáng công nghiệp.

Điều 126 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về các trường hợp bị coi là xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp bao gồm:

- Sử dụng kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu.

- Sử dụng kiểu dáng công nghiệp mà không trả tiền đền bù.

Ngoài ra, Điều 12 Thông tư 11/2015/TT-BKHCN còn hướng dẫn thêm về hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp như sau:

- Sản phẩm/phần sản phẩm được coi là bản sao của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu có tập hợp các đặc điểm hình dáng bên ngoài chứa tất cả các đặc điểm tạo dáng cơ bản và không cơ bản của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.

- Sản phẩm/phần sản phẩm về bản chất được coi là bản sao của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu có tập hợp các đặc điểm tạo dáng bên ngoài chứa tất cả các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ, chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ được.

- Trường hợp tổng thể các đặc điểm tạo dáng bên ngoài của một sản phẩm/phần sản phẩm bị coi là bản sao hoặc về bản chất là bản sao của tập hợp các đặc điểm tạo dáng bên ngoài của ít nhất một sản phẩm trong bộ sản phẩm thuộc kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ thì cũng bị coi là xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp đó.

Trong đó: Đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ được hiểu là đặc điểm tạo dáng dễ dàng nhận biết, ghi nhớ, được dùng để phân biệt tổng thể kiểu dáng công nghiệp này với kiểu dáng công nghiệp khác.

Tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản có thể là hình khối, đường nét, tương quan giữa các đặc điểm hình khối, đường nét, các đặc điểm màu sắc được xác định trên cơ sở bộ ảnh chụp, bản vẽ kèm theo Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.

vi pham kieu dang cong nghiep
Các trường hợp vi phạm kiểu dáng công nghiệp và cách xử lý (Ảnh minh họa)

Cách xử lý vi phạm kiểu dáng công nghiệp 

Sau đây là quy trình xử lý khi phát hiện có vi phạm kiểu dáng công nghiệp

Bước 1: Điều tra xác minh và thu thập thông tin xâm phạm kiểu dáng

Bước này là bước quan trọng để xác định đối tượng xâm phạm kiểu dáng công nghiệp là đối tượng nào? Hình thức xâm phạm như thế nào? Địa chỉ bên xâm phạm ở đâu… từ đó sẽ có phương án xử lý hành vi xâm phạm tốt nhất.

Bước 2: Giám định hành vi xâm phạm tại Viên khoa học sở hữu trí tuệ

Mục đích của việc giám định là để tra cứu, xác định việc bị xâm phạm, đạo nhái từ những người có chuyên môn. Từ đó có cơ sở chắc chắn để buộc tội người vi phạm và chứng cứ để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc

Bước 3: Gửi thư khuyến cáo hành vi xâm đối với bên vi phạm

Trước khi yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nên thương lượng trước để tìm ra cách giải quyết hiệu quả cho cả hai bên.

Bước 4: Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm xâm phạm kiểu dáng

Nếu không thể thương lượng được thì lúc này cần yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Đơn yêu cầu xử lý vi phạm gửi tới Cục Sở hữu trí tuệ phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định 99/2013/NĐ-CP:

- Phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó nêu rõ:

  • Ngày làm đơn, thông tin về tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm;

  • Người đại diện hợp pháp hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền;

  • Hàng hóa có dấu hiệu vi phạm;

  • Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân vi phạm;

  • Biện pháp yêu cầu xử lý;

  • Chữ ký của người đại diện hợp pháp của cá nhân, tổ chức yêu cầu xử lý vi phạm hoặc cá nhân, tổ chức được ủy quyền, dấu xác nhận chữ ký, nếu có.

Đơn yêu cầu xử lý vi phạm phải kèm theo tài liệu chứng minh quyền yêu cầu xử lý vi phạm; tài liệu mô tả hoặc ảnh chụp hành vi hoặc hàng hóa, dịch vụ vi phạm; địa điểm nơi có hành vi hoặc hàng hóa, dịch vụ vi phạm.

Tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm có thể cung cấp các tài liệu, mẫu vật, chứng cứ khác để hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm và hàng hóa, dịch vụ vi phạm.

Để được tư vấn thêm hoặc sử dụng dịch vụ liên quan đến bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, quý khách hàng vui lòng gọi điện đến số 0938.36.1919 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Để được kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Vậy doanh nghiệp cần sử dụng mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá nào theo quy định hiện hành?