Văn phòng luật và công ty luật khác nhau thế nào?

Mới đây, một “Giám đốc Văn phòng luật” bị tạm giam về các tội gây rối trật tự công cộng và cố ý làm hư hỏng tài sản. Tuy nhiên, không ít người thắc mắc có chức danh “Giám đốc Văn phòng luật” hay không? Vậy văn phòng luật và công ty luật khác nhau thế nào?

Căn cứ:

- Luật Luật sư năm 2006;

- Luật Luật sư sửa đổi, bổ sung 2012.

Văn phòng luật và công ty luật đều là tổ chức hành nghề luật sư, thực hiện các dịch vụ pháp lý, nhận thù lao từ khách hàng… nhưng 2 loại hình này có nhiều điểm khác nhau, cụ thể:

Tiêu chí

Văn phòng luật sư

Công ty luật

Loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp tư nhân

Công ty luật hợp danh

Công ty luật trách nhiệm hữu hạn

Số thành viên thành lập

01 luật sư

Công ty luật hợp danh: Ít nhất hai luật sư, không có thành viên góp vốn.

Công ty luật TNHH:

- Công ty luật TNHH 1 thành  viên: Do  01  luật sư thành lập

- Công ty luật TNHH 2 thành viên trở lên: Do ít nhất 02 luật sư thành lập

Đại diện theo pháp luật

Trưởng văn phòng

Công ty luật hợp danh, công ty luật TNHH do công ty thỏa thuận.

Công ty TNHH 1 thành viên: Giám đốc công ty

Tên (theo quy định của Luật doanh nghiệp)

Do luật sư lựa chọn

Phải bao gồm cụm từ “văn phòng luật sư”

Công ty luật hợp danh và công ty luật TNHH hai thành viên trở lên do các thành viên thỏa thuận chọn.

Công ty luật TNHH một thành viên do chủ sở hữu chọn

Phải bao gồm cụm từ “công ty luật hợp danh” hoặc “công ty luật TNHH".

Trách nhiệm với nghĩa vụ của doanh nghiệp

Vô hạn

Công ty luật hợp danh: Do chỉ có thành viên hợp danh nên công ty luật hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của công ty

Công ty luật TNHH: Chịu trách nhiệm hữu hạn đối với phần vốn góp


Như vậy, có thể thấy không có chức danh Giám đốc văn phòng luật, chỉ có Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật mà thôi.

>> 6 doanh nghiệp không thành lập theo Luật Doanh nghiệp

Hậu Nguyễn
Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Các lĩnh vực được áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt theo Nghị định 19

Các lĩnh vực được áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt theo Nghị định 19

Các lĩnh vực được áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt theo Nghị định 19

Nhằm thu hút và thúc đẩy dòng vốn đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm, Nghị định 19/2024/NĐ-CP đã quy định các lĩnh vực được áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt với nhiều ưu đãi về quy trình mới. Cùng LuatVietnam tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

3 điểm mới Nghị định 20/2025/NĐ-CP về doanh nghiệp có giao dịch liên kết

3 điểm mới Nghị định 20/2025/NĐ-CP về doanh nghiệp có giao dịch liên kết

3 điểm mới Nghị định 20/2025/NĐ-CP về doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Chính phủ ban hành Nghị định số 20/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Dưới đây là một số điểm mới đáng chú ý của Nghị định 20.