35%, 50% và những tỷ lệ sở hữu cổ phần mà cổ đông cần biết

Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần sẽ được thể hiện qua các con số về tỷ lệ sở hữu cổ phần, số phiếu biểu quyết...Dưới đây là một số tỷ lệ sở hữu cổ phần có ý nghĩa quan trọng đối với cổ đông.

Tỷ lệ sở hữu cổ phần là gì?

Theo điểm a khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

Cổ phần bao gồm cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi.

- Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông;

- Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi.

Việc sở hữu cổ phần được tính trên phần trăm cổ phần. Phần trăm cổ phần là tỷ lệ số vốn góp của một cá nhân, tập thể vào một công ty, lợi nhuận thu được của công ty cổ phần được chia theo phần trăm cổ phần đóng góp. Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.

Tỷ lệ sở hữu cổ phần là một đặc trưng của công ty cổ phần. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, những vấn đề quản lý nội bộ, quyền và nghĩa vụ của các cổ đông được giải quyết chủ yếu dựa trên nguyên tắc đối vốn (nghĩa là dựa trên giá trị cổ phần mà các cổ đông nắm giữ).

Trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong công ty có sự phân chia quyền lực trước hết phụ thuộc vào tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông, nhằm đảm bảo một cơ cấu tổ chức quản lý chặt chẽ, bảo vệ đến mức tối đa quyền lợi của các cổ đông.

Hầu như các quyền và nghĩa vụ của cổ đông đều căn cứ vào tỷ lệ sở hữu cổ phần, ngoài ra trong các cuộc họp ĐHĐCĐ, tỷ lệ sở hữu cổ phần được quy đổi ra tỷ lệ biểu quyết, hai giá trị này là tương đương nhau.

Như vậy, tỷ lệ sở hữu cổ phần có vai trò vô cùng quan trọng.

ty le so huu co phanCác tỷ lệ sở hữu cổ phần trong công ty (Ảnh minh hoạ)

Các tỷ lệ sở hữu cổ phần mà cổ đông cần biết

Tỷ lệ sở hữu cổ phần, phiếu biểu quyết

Quyền và nghĩa vụ tương ứng

Từ 65% tổng số phiếu biểu quyết

Nghị quyết về nội dung sau đây được thông qua nếu được số cổ đông đại diện từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông dự họp tán thành

- Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;

- Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh;

- Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty;

- Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác;

- Tổ chức lại, giải thể công ty;

- Vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định.

Từ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết

- Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết

- Các nghị quyết được thông qua khi được số cổ đông sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 3, 4 và 6 Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020.

35% tổng giá trị tài sản trở lên

- Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty.

- Hội đồng quản trị có quyền thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng, giao dịch khác có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty.

75% tổng số cổ phần ưu đãi 

Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về nội dung làm thay đổi bất lợi quyền và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi chỉ được thông qua nếu được số cổ đông ưu đãi cùng loại dự họp sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành hoặc được các cổ đông ưu đãi cùng loại sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành trong trường hợp thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.

05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên

Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền như: Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông...

Trên đây là một số tỷ lệ sở hữu cổ phần mà cổ đông cần phải biết. Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Phân biệt cổ phần, cổ phiếu, cổ tức, cổ đông trong công ty cổ phần

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hồ sơ đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Hồ sơ đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Hồ sơ đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Nghị định 135/2024/NĐ-CP quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời tự sản xuất, tự tiêu thụ được lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ về hồ sơ đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.

Thủ tục đăng ký mới để nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm vật liệu nổ từ 01/01/2025

Thủ tục đăng ký mới để nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm vật liệu nổ từ 01/01/2025

Thủ tục đăng ký mới để nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm vật liệu nổ từ 01/01/2025

Việc đăng ký mới để nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm vật liệu nổ cần tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của cơ quan có thẩm quyền. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về thủ tục đăng ký mới để nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm vật liệu nổ từ 01/01/2025.

Thủ tục cấp phép xuất khẩu vật liệu nổ công nghiệp từ 01/01/2025

Thủ tục cấp phép xuất khẩu vật liệu nổ công nghiệp từ 01/01/2025

Thủ tục cấp phép xuất khẩu vật liệu nổ công nghiệp từ 01/01/2025

Xuất khẩu vật liệu nổ công nghiệp là một lĩnh vực đặc thù, đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật nhằm đảm bảo an toàn và an ninh quốc gia. Dưới đây là thông tin về thủ tục cấp phép xuất khẩu vật liệu nổ công nghiệp từ 01/01/2025.