Từ 2021, công ty TNHH có thể huy động vốn bằng nhiều cách

Huy động vốn là làm tăng vốn điều lệ nhằm thực hiện các mục tiêu kinh doanh của công ty. Trong đó, việc huy động vốn công ty TNHH có thể thực hiện theo nhiều cách tuỳ vào nhu cầu và định hướng của mỗi doanh nghiệp.


Lưu ý: Nội dung dưới đây áp dụng cho cả hai loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên.


1. Tăng vốn góp của thành viên

Theo khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.

Như vậy, công ty TNHH có thể thay đổi phần vốn góp bằng cách tăng vốn góp của các thành viên và chủ sở hữu.

Theo khoản 1 Điều 51 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh đăng ký thay đổi vốn điều lệ, công ty gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính.

Xem chi tiết: Quy định mới về góp vốn thành lập công ty TNHH 2 thành viên từ 2021


2. Tiếp nhận thêm thành viên mới

Theo khoản 1 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty TNHH 2 thành viên trở lên có từ 02 - 50 thành viên.Vì vậy, công ty có thể tiếp nhận thêm thành viên mới nếu chưa đủ 50 thành viên.

Khoản 1 Điều 52 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định, trường hợp tiếp nhận thành viên mới dẫn đến tăng vốn điều lệ công ty, công ty nộp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính.


3. Huy động trái phiếu

Tại khoản 4 Điều 46 và khoản 4 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, công ty TNHH được phát hành trái phiếu. Việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật Doanh nghiệp 2020.

Theo khoản 3 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.

Như vậy, một trong những điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2020 là công ty TNHH 2 thành viên được quyền huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu. Cá nhân, tổ chức nắm giữ trái phiếu trở thành chủ nợ của công ty.

huy dong von cong ty tnhhCách huy động vốn công ty TNHH (Ảnh minh hoạ)


4. Chuyển công ty TNHH thành công ty cổ phần

Theo khoản 2 Điều 202 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty TNHH có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần theo phương thức sau đây:

- Chuyển đổi thành công ty cổ phần mà không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác;

- Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;

- Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác;

- Kết hợp phương thức quy định tại các điểm a, b và c khoản này và các phương thức khác.

Khi chuyển đổi thành công ty cổ phần, trong quá trình hoạt động công ty có thể tăng vốn điều lệ bằng cách chào bán cổ phần.

Chào bán cổ phần là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán các cổ phần đó.

Việc chào bán cổ phần được thực hiện theo 3 hình thức sau:

- Chào bán cho các cổ đông hiện hữu;

- Chào bán ra công chúng;

- Chào bán cổ phần riêng lẻ.

Việc chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty cổ phần niêm yết và đại chúng thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Như vậy, trên đây là những cách huy động vốn công ty TNHH có thể áp dụng. Nếu có thắc mắc về vấn đề này, độc giả vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Công ty cổ phần có thể tăng vốn bằng những cách nào?

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Chồng làm giám đốc, vợ không được giữ chức vụ gì trong công ty?

Chồng làm giám đốc, vợ không được giữ chức vụ gì trong công ty?

Chồng làm giám đốc, vợ không được giữ chức vụ gì trong công ty?

Việc kinh doanh theo mô hình công ty gia đình đang phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, pháp luật doanh nghiệp cũng có một số quy định để tăng tính khách quan, minh bạch trong các công ty này. Điển hình như trường hợp chồng làm giám đốc, vợ không được giữ một số chức vụ trong công ty.