Tranh chấp kiểu dáng công nghiệp, giải quyết thế nào?

Tranh chấp kiểu dáng công nghiệp là hiện tượng đang diễn ra khá phổ biến hiện nay tại Việt Nam. Sau đây là một số thông tin liên quan đến vấn đề tranh chấp kiểu dáng công nghiệp theo quy định của pháp luật, mời bạn đọc theo dõi.


Tranh chấp kiểu dáng công nghiệp xảy ra khi nào?

Tranh chấp kiểu dáng công nghiệp thường xảy ra khi chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp phát hiện có hành vi xâm phạm đến quyền đối với kiểu dáng công nghiệp mà mình đăng ký và muốn làm rõ trách nhiệm, quyền lợi giữa các bên.

Theo Điều 126 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, các trường hợp bị coi là xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp dẫn đến tranh chấp bao gồm:

- Sử dụng kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ hoặc sử dụng kiểu dáng công nghiệp khác biệt không đáng kể với kiểu dáng đó trong thời hạn văn bằng bảo hộ còn hiệu lực mà không được phép của chủ sở hữu.

- Sử dụng kiểu dáng công nghiệp trái phép mà không trả tiền đền bù.

Trong đó, Điều 12 Thông tư 11/2015/TT-BKHCN còn hướng dẫn thêm về hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp như sau:

- Sản phẩm/phần sản phẩm được coi là bản sao của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu có tập hợp đặc điểm về hình dáng bên ngoài chứa tất cả các đặc điểm tạo dáng cơ bản và không cơ bản của kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ.

- Sản phẩm/phần sản phẩm về bản chất được coi là nếu có tập hợp các đặc điểm tạo dáng bên ngoài chứa tất cả các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ, chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ được.

- Trường hợp tổng thể các đặc điểm tạo dáng bên ngoài của sản phẩm/phần sản phẩm bị coi là bản sao hoặc về bản chất là bản sao của tập hợp các đặc điểm tạo dáng bên ngoài của ít nhất 01 sản phẩm trong bộ sản phẩm thuộc kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ thì cũng bị coi là xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp đó.

Kiểu dáng công nghiệp là đối tượng rất dễ bị đạo nhái, sao chép, dẫn đến tranh chấp (Ảnh minh họa)


Giải quyết tranh chấp kiểu dáng công nghiệp

Các bên tranh chấp kiểu dáng công nghiệp có thể tự thỏa thuận với nhau hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Căn cứ Khoản 2 Điều 30, khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tranh chấp kiểu dáng công nghiệp vì mục đích lợi nhuận là tranh chấp về kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết sơ thẩm tại tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Ngoài ra, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp còn có thể gửi Đơn yêu cầu xử lý vi phạm gửi tới Cục Sở hữu trí tuệ để xử lý bằng biện pháp hành chính.

Theo Nghị định số 99/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, trong 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đơn, cơ quan chức năng cần tiến hành xem xét đơn yêu cầu xử lý xâm phạm và các chứng cứ kèm theo.

Nếu đơn đáp ứng yêu cầu, cơ quan chức năng sẽ thông báo cho cá nhân, tổ chức yêu cầu xử lý vi phạm về thủ tục và biện pháp xử lý. Chủ thể quyền có thể được yêu cầu hợp tác, hỗ trợ trong thanh tra, kiểm tra, xác minh và xử lý vi phạm.

Trong quá trình xem xét xử lý đơn, cơ quan chức năng có thể yêu cầu bên bị cho là vi phạm cung cấp thông tin, chứng cứ, giải trình; yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cho ý kiến chuyên môn hoặc hoặc trưng cầu giám định để xác định yếu tố vi phạm.

Nếu hành vi vi phạm được xác định, cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị phạt tiền; đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc tiêu hủy hàng hóa, phương tiện vi phạm…

Trên đây là một số quy định của pháp luật liên quan đến tranh chấp kiểu dáng công nghiệp. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 0938.36.1919  để được hỗ trợ, giải đáp.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục thành lập khu công nghệ cao [mới nhất]

Việc thành lập khu công nghệ cao không chỉ đóng vai trò trong việc thúc đẩy phát triển ngành công nghệ, mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập khu công nghệ cao.